Cụ bà Misao Okawa (Nhật Bản) - một trong những người cao tuổi nhất thế giới trong dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh nhật của mình Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Jama Internal Medicine trực tuyến. Nghiên cứu được xét với số lượng là 6489 người và độ tuổi trung bình là 65,8 tuổi, và họ cảm thấy trẻ hơn nếu ít đi được 10 tuổi. Điều thú vị là hầu hết mọi người trong nghiên cứu không cảm thấy bản thân như tuổi thực tế của họ. Hầu hết họ cảm thấy trẻ hơn 3 tuổi. chỉ một phần nhỏ, khoảng 4,8% cảm thấy họ trẻ hơn 1 tuổi so với tuổi thực của họ. Khi các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học College London tiếp tục theo dõi những người này trong 8 năm tiếp theo, các nhà khoa học cho biết chỉ có 14% những người cảm thấy mình trẻ hơn tuổi thực đã chết. Còn số người cảm thấy mình già hơn so với tuổi thực đã chết lên đến 24%. Khoảng 18% số người cảm thấy họ đúng với số tuổi thật của mình đã chết. Tại sao hạnh phúc lại giúp chúng ta sống lành mạnh? Các nhà nghiên cứu nói rằng họ muốn hiểu rõ hơn về điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa những người trong nhóm này. Nghiên cứu kết luận: Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cần được mở rộng hơn, thay vỉ chỉ duy trì cân nặng, tuân thủ các lời khuyên từ bác sĩ thì cần phải sống giữa những người trẻ hơn tuổi của mình để làm giảm sự lão hóa của bản thân. Tiến sĩ Sharon Bergquist, một bác sĩ và trợ lý y học của trường đại học Emory chuyên về lão hóa khỏe mạnh không ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu. Ông nói: “Nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng tính cách có thể bị ràng buộc với vận mệnh của bạn”. Hạnh phúc của bạn có vấn đề? Nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa tính cách và tuổi già cho thấy có 2 đặc điểm chính có thể giúp người ta sống lâu hơn đó là: sự an tâm và lạc quan. Những người có cả 2 đặc điểm trên đều có ý chí và lối sống lành mạnh giúp học có thể giữ cho mình khỏe mạnh và sống lâu hơn. “Tuổi tác chắc chắn sẽ trở thành một nhà tiên tri hoàn hảo”- một người phụ nữ chia sẻ.
Trương Vời (Theo CNN)