Ninh Bình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop

Thứ hai, 26/05/2025 - 12:23

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch thực hiện hằng năm trên địa bàn tỉnh và đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Ninh Bình tại điểm du lịch Phố cổ Hoa Lư.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Ninh Bình tại điểm du lịch Phố cổ Hoa Lư.

UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương tổ chức triển thực hiện Chương trình; thành lập và kiện toàn hội đồng thẩm định và phân cấp đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định; đến nay 100% huyện, thành phố đã kiện toàn bộ máy và tổ chức đánh giá sản phẩm phân hạng sản phẩm theo quy định.

Từ năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý và đánh giá sản phẩm OCOP đồng bộ từ huyện đến tỉnh hỗ trợ công tác quản lý, điều hành và đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thuận tiện và hiệu quả hơn.

Đối với các sản phẩm được công nhận xếp hạng sao, tỉnh Ninh Bình có chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, mức hỗ trợ sản phẩm 3 sao là 75 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm 4 sao là 85 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm 5 sao là 100 triệu đồng/sản phẩm;

Đến hết năm 2024, tỉnh Ninh Bình có 209 sản phẩm OCOP thuộc 130 chủ thể được xếp hạng trong đó có 142 sản phẩm hạng 3 sao, 67 sản phẩm hạng 4 sao, vượt mục tiêu đến năm 2025 đã đề ra.

D:\NTM hoa lư\9. kinh tế\nghe thêu.jpg

Hướng dẫn nghề thêu truyền thống.

Ninh Bình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  và xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop- Ảnh 3.

Các sản phẩm thủ công từ cói, bèo.

Ninh Bình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  và xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop- Ảnh 4.

Sản phẩm từ nghề truyền thống gốm Bồ Bát.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các tour, tuyến phục vụ khách du lịch như: Phố Cổ Hoa Lư, trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm trên cao tốc bắc Nam, trên 60 điểm nông sản an toàn có bán sản phẩm OCOP (Hội nông dân tỉnh: 40 điểm; Sở Nông nghiệp và môi trường: 04 điểm; Liên minh hợp tác xã tỉnh: 15 điểm; Sở Công Thương: 03 điểm).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều loại hình, mô hình du lịch nông thôn phát triển mạnh mẽ gắn với các khu, điểm du lịch lớn của tỉnh.Trong đó có 03 mô hình du lịch nông thôn đã được công nhận sản phẩm OCOP về dịch vụ, du lịch cộng đồng (điểm du lịch Hang Múa - huyện Hoa Lư, dịch vụ du lịch cộng đồng Vân Long xã Gia Vân huyện Gia Viễn; du lịch Quèn Thờ xã Đông Sơn thành phố Tam Điệp).

Mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Với mục tiêu thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về kỹ thuật, sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc gắn với xây dựng vùng nguyên liệu. Thông qua việc ban hành Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Ninh Bình và việc ban hành các danh mục ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng năm, các địa phương đã chỉ đạo các xã, dựa trên thế mạnh, đặc trưng của địa phương ban hành danh mục sản phẩm chủ lực của từng xã.

Mô hình đổi đất lúa kém chất hiệu quả sang sen phục vụ du lịch.

Mô hình đổi đất lúa kém chất hiệu quả sang sen phục vụ du lịch.

Trên cơ sở xác định sản phẩm chủ lực, quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương (chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) có thể kể đến như: Lĩnh vực trồng trọt: Vùng trồng lúa chất lượng cao tại các xã huyện Yên Khánh, Kim Sơn; Vùng trồng rau an toàn huyện Yên Khánh, Vùng trồng cây ăn quả khu vực các xã thuộc thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan, Vùng trồng hoa xã Ninh Phúc thành phố Ninh Bình; Lĩnh vực chăn nuôi: Vùng chăn nuôi gia súc lớn thuộc các xã huyện Nho Quan, Vùng chăn nuôi gia súc, gia cẩm tập trung khu vực thành phố Tam Điệp, Vùng chăn nuôi gà thả vườn khu vực huyện Nho Quan, thành phố Tam Điệp; Lĩnh vực thủy sản: Vùng nuôi tôm và nhuyễn thể khu vực ven biển huyện Kim Sơn, vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô.

Ngoài chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, VietGAP trên địa bàn tỉnh nhiều vùng nguyên liệu cũng đã được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trên các đối tượng cây trồng khác đặc biệt là cây dược liệu như sâm Cúc Phương, trà Hoa Vàng, cúc chi, kim ngân… Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp Ninh Bình, nhất là nông nghiệp gắn với du lịch và trở thành một trong những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Hướng đến nông nghiệp hữu cơ như là một phần tất yếu để góp phần tạo ra nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất, cung cấp những sản phẩm hữu cơ an toàn phục vụ cho nhu cầu con người, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong tỉnh, khách du lịch và phục vụ xuất khẩu.

Mô hình trồng hoa tại.

Mô hình trồng hoa.

Nhờ sự quan tâm, chú trọng của tỉnh, diện tích chứng nhận nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng lên hàng năm, đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm từ rau, củ, đến dược liệu. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 08 cơ sở được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm hữu cơ phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tổng diện tích được chứng nhận hữu cơ 26,1ha, cung cấp ra thị trường khoảng 293,8 tấn sản phẩm hữu cơ bao gồm trà hoa vàng, cây thảo dược liệu, cúc chi, sâm Cúc Phương, sắn dây, củ nghệ, rau, củ, quả các loại. Diện tích sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ đạt gần 5 nghìn ha và được triển khai rộng rãi trên tất cả các huyện và thành phố.

Ninh Bình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững  và xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop- Ảnh 8.

Một cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn thành phố Tam Điệp.

Hầu hết các sản phẩm nông sản chủ lực của các xã được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều xã đã chuyển từ việc truy xuất thủ công thông qua việc ghi chép nhật ký sang ứng dụng truy xuất nguồn gốc điện tử trên Hệ 3 thống hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm và kết nối cung cầu nông sản thực phẩm tỉnh Ninh Bình tại website https://check.ninhbinh.gov.vn/, đến nay hệ thống đã có 151 cơ sở tham gia, phục vụ truy xuất nguồn gốc cho 394 sản phẩm mã hóa bằng QR-code; 92/119 xã được cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm lúa, rau, củ, quả, thảo dược…; 01 vùng trồng rau, quả được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu, 01 vùng nuôi NT2MV được cấp chứng nhận ASC đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU.

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững vàChương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, sản vật, lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng, đặc sắc của từng địa phương và góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và định hướng phát triển sản phẩm OCOP là quà biếu, quà tặng cho khách du lịch và tạo dấu ấn bản sắc văn hóa cố đô Ninh Bình.

Tiến Phúc