Hình minh họa
TP.HCM sẽ dành hơn 40 tỷ USD để phát triển mạng lưới metro
Trong kế hoạch, Thành phố sẽ tập trung vào 7 nhóm công việc trọng tâm: xây dựng các văn bản pháp lý, huy động vốn, chuẩn bị đầu tư, phát triển đô thị theo mô hình TOD, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, chọn vật liệu và bãi đổ thải. Thành phố xác định tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) là tuyến khởi công đầu tiên, dự kiến vào tháng 12/2025, sau khi hoàn thiện thủ tục chuyển đổi vốn ODA sang vốn đầu tư công.
Ngoài tuyến số 2, các tuyến metro còn lại sẽ được triển khai từ năm 2027, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2035. Tổng số vốn cần thiết cho dự án trong 10 năm tới là 40,2 tỷ USD. UBND TP.HCM yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố tổ chức lại mô hình quản lý đầu tư phù hợp để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu từ nay đến năm 2035 sẽ xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị (từ tuyến số 1 đến số 7) với tổng chiều dài khoảng 355km. Giai đoạn 10 năm tiếp theo, hệ thống metro sẽ được đầu tư thêm 155km, nâng tổng chiều dài metro lên 510km. Với mục tiêu này, trong 20 năm tới, mạng lưới đường sắt đô thị của TP.HCM sẽ tăng gấp 25 lần so với tuyến metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) sau hơn 10 năm khởi công.
Đề nghị bổ sung quy hoạch tuyến metro hơn 4 tỷ USD nối Quận 7 với Cần Giờ
Sở Giao thông Công chánh TP.HCM vừa có công văn đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung tuyến metro kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vào danh mục dự án quốc gia. Tuyến metro này dài 48,7 km, có quy mô đường đôi, tốc độ thiết kế lên tới 250 km/h, với tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
Dự án này sẽ giúp kết nối quận 7 với Cần Giờ, mở rộng không gian phát triển cho TP.HCM và tạo ra những cơ hội mới cho khu vực này. Tập đoàn Vingroup cũng đã đề xuất phương thức PPP (hợp đồng BOO) để đầu tư tuyến metro này. Trước đó, Tập đoàn Vingroup vừa có công văn gửi UBND TP HCM và Sở Giao thông công chánh thành phố về những phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao, kết nối nội đô thành phố đến huyện đảo Cần Giờ.
Bình Dương dự kiến có phường Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dĩ An, còn 27 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong đó dự kiến việc giảm từ 91 xã, phường xuống còn 27 xã, phường, dự kiến tên gọi các phường mới.
Theo dự thảo Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, việc sắp xếp dựa trên các tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp cơ sở. Trong đó, phường có diện tích tự nhiên từ 35km2 trở lên và dân số từ 50.000 người trở lên; xã có diện tích tự nhiên từ 90km2 trở lên và dân số từ 24.000 người trở lên. Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp cơ sở hình thành sau sắp xếp giảm trên 70% so với số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Dự kiến phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Thủ Dầu Một sáp nhập 14 phường thành 03 phường; Thành lập phường Thủ Dầu Một trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Phú Cường, Phú Lợi, Phú Hòa, Chánh Nghĩa, Phú Thọ; Thành lập phường Châu Thành trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Tân An, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Hiệp An, Định Hoà; Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở sáp nhập 04 phường: Phú Mỹ, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Tân.
Dĩ An sáp nhập 08 phường thành 02 phường: Thành lập phường Dĩ An trên cơ sở sáp nhập 05 phường gồm: Bình Thắng, Bình An, Đông Hòa, An Bình, Dĩ An. Thành lập phường Tân Đông Hiệp trên cơ sở sáp nhập 03 phường gồm: An Phú (Thuận An), Tân Bình, Tân Đông Hiệp
Đồng Nai sẽ đấu giá 4 khu đất thu hơn 7.600 tỷ khi nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối sân bay Long Thành
4 khu đất nằm dọc tuyến đường 773 (Long Thành – Cẩm Mỹ - Xuân Lộc) sẽ được tỉnh Đồng Nai đấu giá dự kiến thu về cho ngân sách tỉnh hơn 7.600 tỷ đồng.
Đó là các khu đất tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, diện tích 181 hécta; tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, diện tích 36,5 hécta; tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, diện tích 64,7 hécta và khu đất tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, diện tích 122 hécta. Tổng số tiền dự kiến thu được từ đấu giá các khu đất này là hơn 7,6 ngàn tỷ đồng.
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và UBND các huyện đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng 1/500 để đấu giá các khu đất. Tuyến đường 773 có chiều dài khoảng 39km, điểm đầu giao với quốc lộ 1 tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc) và điểm cuối đến hương lộ 10 giao với đường vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4,3 ngàn tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2022-2027.
Một khu vực ở TP.HCM dự kiến đón hơn 80.000 căn hộ mới trong 5 năm tới
Dự báo trên được công ty Bất động sản Knight Frank Việt Nam đưa ra trong nhận định mới đây về thị trường Bất động sản thành phố Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực. Theo quy hoạch tổng thể mới của thành phố Thủ Đức, chính thức công bố vào ngày 6/2/2025, thành phố được thiết kế để trở thành một khu đô thị sáng tạo và tương tác cao, đóng vai trò là trung tâm kinh tế của TP.HCM.
Kế hoạch này nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phố thông qua các hoạt động dựa trên tri thức như giáo dục, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và phát triển hợp tác.
Theo thống kê, kể từ năm 2015 thị trường căn hộ khu vực này đã tăng trưởng đáng kể, đến năm 2024 thành phố Thủ Đức đã có hơn 115.000 căn hộ trên tất cả các phân khúc. Dự kiến trong 5 năm tới, sẽ có hơn 80.000 căn hộ mới được đưa ra thị trường, ở các dự án quy mô lớn.
Long An chuẩn bị 10.000 tỷ cho dự án vành đai lớn nhất khu vực phía Nam
Dự án Vành đai 4 TP.HCM với chiều dài hơn 200km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An đang được các địa phương tích cực chuẩn bị để sớm khởi công.
Tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ Giao thông vận tải tải với các tỉnh, thành phố có tuyến Vành đai 4 đi qua, lãnh đạo UBND tỉnh Long An cho biết địa phương cam kết bố trí hơn 10.300 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện phần dự án thuộc địa bàn tỉnh. Số bạc này chủ yếu dành cho công tác giải phóng mặt bằng , tái chế định cư và chuẩn bị đầu tư – những khâu sau đó đảm bảo tiến độ dự án.
Cụ thể, đoạn tuyến vành đai 4 qua Long An dài khoảng 40 km, đi qua các huyện Đức Hòa, Bến Lức và Cần Đước. Đến đây, địa phương đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và đang tiến hành nhanh quá trình đo, kiểm đếm, áp giá đền bù. Long An set up 70% mặt bàn tiêu chuẩn vào năm 2024 và hoàn thành toàn bộ bộ máy vào năm 2025.
Lãnh đạo Tỉnh khẳng định, tuyến đường này sẽ mở ra không gian phát triển mới, tạo sức bật cho các khu công nghiệp , khu đô thị và logistics trên địa bàn, đồng thời rút ngắn thời gian kết nối với TP.HCM và các địa phương điểm như Bình Dương, Đồng Nai.
Hoàng An