TNV - Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hàng nghìn năm, với các giá trị nét đẹp văn hóa truyền thống của từng vùng miền hòa quện theo dòng chảy lịch sử của thời gian để đến ngày hôm nay giá trị văn hóa truyền thống từ xa xưa vẫn được lưu truyền và gần như nguyên vẹn trong đó có thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đây là niềm vui lớn của những người con đã và đang bảo tồn giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống này. Là một loại hình tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu có sức sống mãnh liệt, phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử đất nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó và dung hòa với các tôn giáo hay tín ngưỡng khác, cùng hòa quện, bổ sung và cùng phát triển.
Giá hầu Quan đệ Tam lảnh Giang.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân. Theo thư tịch và huyền thoại, bà là tiên nữ giáng trần, làm người, rồi qui y Phật giáo, được tôn vinh là “Mẫu nghi thiên hạ” Chủ thể di sản là đồng đền, thủ nhang, thanh đồng đạo quan, thầy pháp, thầy văn, tay quỳnh tay quế cùng với cộng đồng cư dân có chung một niềm tin vào quyền năng, sức mạnh tối linh, sự bảo trợ của các Mẫu, đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn bó với nhau thành bản hội, cùng nhau thực hành nghi lễ thờ cúng, tham gia lễ hội, lên đồng tại các phủ, điện Thờ Mẫu.
Giá hầu Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn cai quản vùng sơn cước miền núi.
Đầu xuân năm mới, chúng tôi có cơ duyên được đến thăm “Lảnh giang linh điện” tọa lạc tại Phường Hà Trì, Quận Hà Đông, Hà Nội. Điểm thờ vọng Quan đệ Tam lảnh giang ở trên cao là thờ pho tượng Phật Thích ca, tiếp ở hàng dưới thờ Tứ vị mẫu bà, hai bên cánh là thờ đức Trần Hưng Đạo và thờ Mẫu đệ nhị Thượng ngàn cai quản miền sơn cước, thờ các vị quan có công với đất nước xưa kia, cảnh Điện trang hoàng lộng lẫy ấm áp và chủ của ngôi điện lớn này là thủ nhang mộc ân thanh đồng Đặng Thị Thắm, ngôi điện mới được lập gần 5 năm nay nhưng ngày nào cũng tiếng chuông kinh kệ linh thiêng không gian.
Giá hầu Ông Hoàng Mười ( hay gọi là Nguyễn Xí) một vị tướng giỏi thời Lê..
Chia sẻ với chúng tôi, thủ nhang Đặng Thị Thắm “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Điều này được biểu hiện cụ thể qua hệ thống các vị thần trong điện thần Tam phủ (khoảng 70 vị thần), trong đó có nhiều vị vốn là những nhân vật lịch sử, được thần linh hóa như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Xí…hay Mẫu Liễu Hạnh). Khi sống họ là những người có tài, có đức, góp phần vào sự nghiệp dựng nước, bảo vệ người dân, khi mất hiển linh, là chỗ dựa tinh thần, thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước”.
Đã gần 15 năm phụng sự việc nhà thánh, Bà Đặng Thị Thắm - Thủ nhang tại Lảnh Giang linh điện vẫn luôn giữ gìn lề lối hầu đồng xưa kia mà các cụ truyền lại, đặc biệt cùng nhiều đồng thầy, thủ nhang thanh đồng ở nhiều đền phủ lớn cùng nhau gây dựng khôi phục phát huy các giá trị thực hành tín ngưỡng thờ mẫu. Cùng với duy trì nét đẹp văn hóa tâm linh, bà Đặng Thị Thắm còn hăng hái tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội cùng các sự kiện nghi lễ tại các đền thờ lớn bằng trách nhiệm và lòng tâm huyết nhiệt thành với cộng đồng. Bà thường xuyên tham gia các chương trình từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn, đóng góp thường xuyên cho việc tôn tạc, tu bổ nhiều nơi.
Giá hầu Cô Bơ thoải phủ .
Theo chia sẻ của những người am hiểu về Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt: Một trong những thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tổ chức các buổi Lễ hầu đồng. Bước vào mỗi khóa lễ hầu đồng thì người chủ lễ phải chuẩn bị rất nhiều thứ như chọn ngày hoặc chính tiệc các ngài như: Thỉnh thầy pháp, mời cung văn, hầu dâng, chuẩn bị cỗ chay, cỗ mặn và cả ngân lượng… hầu đồng có 36 giá đồng, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền... Người biểu diễn thực hành tín ngưỡng sẽ thực hành theo giá hầu có thể múa cờ, múa kiếm, múa đao, hay hái lượm, đốt đuốc hay khai quang… người dự lễ cũng có lộc từ các giá hầu ban cho sự may mắn và bình an cho năm mới với tới các gia chủ.
Là người được mời tham dự buổi lễ nhân dịp xuân Tân Sửu, chúng tôi thấy rõ một nét đẹp văn hóa nằm trọn vẹn trong khóa lễ tâm linh hầu đồng. Các nhân vật lịch sử được tái hiện, đúng với vai trò và nhân cách của họ, các nhân vật uy nghi, nhân hậu, yêu nước, thương dân, tái trí, văn võ song toàn…. Người được đóng vai trên điện lễ cùng những người dân đến tham dự cùng nhau hoan hỉ trong tiếng ca, tiếng nhạc. Khách mời tham dự hò hò reo cùng những giá đồng như tất cả đều hướng về một mùa xuân tươi vui, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà hoan hỉ, rau màu tốt tươi. Sau khóa lễ, ai nấy đều mang tâm trạng thật sự ấm áp và hạnh phúc. Chủ nhang thì cũng hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng, hướng về cuốc sống với ý nghĩa giúp đời, giúp người. Người tham dự cũng thấy được yêu thương, che chở và có niềm tin về một ngày mai tốt đẹp sẽ đến…. Trong một khóa lễ mà hội tụ được giá trị giáo dục lòng yêu nước, tôn vinh các danh nhân văn hóa cùng với việc duy trì nét văn hóa vùng miền trong rất nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Với những nét đẹp như vậy khiến chúng tôi thấu hiểu vì sao tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ lại được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giá hầu Cô Bé thượng ngàn.
NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG