TNV -
Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, chính vì vậy, bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng đang là ưu tiên hàng đầu được thể hiện rõ trong các quan điểm, chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trước những yêu cầu cấp thiết đó, nghị quyết số 29-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng được Bộ chính trị ban hành đã xác định những quan điểm, chủ trương, đường lối bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
Trong những năm qua, việc phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết gắn với đặc điểm tình hình của đơn vị đã đạt được những kết quả cụ thể đó là:
Một là, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tốt việc học tập, quán triệt nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cho 100% cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị. Tập trung quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nhóm giải pháp được xác định trong Nghị quyết... nhằm bảo đảm sự chủ động trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, không để bị động bất ngờ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Đảng ủy Trung đoàn đã kết hợp tổ chức tốt các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết với công tác giáo dục, tuyên truyền thường xuyên ; giáo dục, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị; cán bộ, đảng viên, quần chúng đã có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bảo vệ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong đơn vị.
Hai là, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết cấp ủy, chỉ huy các cấp đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Trung ương, các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Đảng ủy Quân đoàn, Sư đoàn về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW để vận dụng, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng vào trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng tổng hợp và trình độ, khả năng SSCĐ. Xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” sát với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tốt vai trò của “Lực lượng 47”,thường xuyên đa dạng hóa các nội dung tin bài trên các trang, nhóm của Trung đoàn, kiên quyết đấu tranh chống lại sự tấn công của các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, tạo nguồn thông tin lành mạnh, thiết thực, hữu ích cho cán bộ, chiến sĩ, là cơ sở nội dung để thông tin, tuyên truyền trong các cơ quan đơn vị.
Ba là, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết trong quá trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên bám nắm hoạt động đấu tranh trên không gian mạng của cán bộ, QNCN trong đơn vị. Kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, hoạt động tích cực, nhắc nhở, rút kinh nghiệm kịp thời với những trường hợp chưa nỗ lực trong đấu tranh với các biểu hiện sai trái trên không gian mạng. Tích cực đấu tranh ngăn ngừa, không để xảy ra các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã linh hoạt vận dụng các cách làm hay, mô hình tốt vào thực tế đơn vị. Ví dụ như thực hiện mô hình “
Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một bài viết hay”.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đặc biệt là trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 còn một số hạn chế đó là:
Thứ nhất, một số cấp ủy, chi bộ, chính trị viên, người chỉ huy, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết số 29 dẫn tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và một số nội dung có liên quan đến Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng ở một số cấp ủy có mặt còn hạn chế.
Thứ hai, nội dung, hình thức, biện pháp quán triệt, học tập chưa sát với từng đối tượng. Nhận thức của bộ đội về các quan điểm, mục tiêu, phương châm bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng ở một số đơn vị chưa đầy đủ, sâu sắc.
Thứ ba, Công tác tuyên truyền, đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch thông qua mạng xã hội diễn ra chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.Nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm trên đó là:
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, chi bộ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết ở cấp mình.
Năng lực, trách nhiệm của một số cán bộ chủ trì ở một sốđơn vị có thời điểm phát huy chưa tốt.
Nhận thức, trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, sâu sắc; ý thức tự giác, tinh thần tích cực, chủ động của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao.
Để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 của các đơn vị trong thời gian tới đạt kết quả cao, tôi đề xuất một số nội dung biện pháp sau:
Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng, Quân đoàn, Sư đoàn trong thực hiện Nghị quyết số 29 của Bộ chính trị; cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết vào sát với thực tiễn đơn vị. Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, chống phá chế độ và sự nghiệp cách mạng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
Hai là, luôn đề cao, phát huy tốt vai trò của cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ chủ trì, cấp ủy viên các cấp, trọng tâm là Lực lượng 47 trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.
Ba là, công tác đấu tranh với các luận điệu sai trái trên không gian mạng luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp và hướng dẫn của cơ quan cấp trên, nhất là cơ quan chính trị.
Bốn là, thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền đấu tranh với các luận điệu sai trái trên không gian mạng phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trong việc bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng. Cùng đó, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tự giác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái.
Năm là, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu và chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong đơn vị.
Hoàng Văn Nhất