Phía sau công hàm của Mỹ phản đối những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ hai, 06/07/2020 - 14:37

TNV - Ngày 1/6, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gửi một công hàm để phản đối những yêu sách "không phù hợp với luật pháp quốc tế" của Trung Quốc về ở Biển Đông sau khi nhiều quốc gia liên quan đến lợi ích tại biển đông thể hiện Công hàm của mình tại Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Cụ thể ngày 12/12/2019, Malaysia có Công hàm số HA 59/12 liên quan đến Đệ trình về thềm lục địa mở rộng của mình tại Biển Đông lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa; cùng ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tại LHQ phản đối Đệ trình trên của Malaysia;

Tiếp sau đó, ngày 6/3/2020, Philippines gửi liên tiếp Công hàm số 000191-2020 để phản đối Công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc và Công hàm số 000192-2020 để phản đối Đệ trình của Malaysia; ngày 23/3/2020, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/11/2020 phản đối Philippines;

Ngày 2/4/2020, Tổng thư ký LHQ cho lưu hành công hàm số 22/HC-2020 của Phái đoàn thường trực Việt Nam để phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông thể hiện trong hai công hàm số CML/14/2019 và Công hàm số CML/11/2020 và ngày 10/4/2020, phái đoàn Việt Nam tiếp tục gửi Công hàm số 24/HC-2020 đề cập Công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm số 25/HC-2020 đề cập các Công hàm ngày 10/4/2020 của Philippines.

Ngày 26/5/2020, mặc dù Indonesia là nước không có tranh chấp với Trung Quốc nhưng cũng đã gửi công hàm lên LHQ, bác bỏ đường 9 đoạn Bắc Kinh đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Indonesia đã nhắc đến phán quyết của PCA và UNCLOS làm cơ sở lập luận của mình.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn gần 6 tháng của năm 2020, cuộc chiến Công hàm dồn dập được các nước đệ trình lên LHQvề vấn đề khẳng định chủ quyền của mình đối với lợi ích cốt lõi là biển đông. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Mỹ gửi Công hàm để phản đối những yêu sách "không phù hợp với luật pháp quốc tế" của Trung Quốc về ở Biển Đông. Trong Công hàm, "Mỹ yêu cầu Trung Quốc một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực".

Trung Quốc có thể coi Công hàm của Mỹ là một nỗ lực nhằm can thiệp vào cái mà theo quan điểm của Trung Quốc là một tranh chấp khu vực giữa các nước tiếp giáp Biển Đông. Các nước có quyền lợi ở biển đông đang tranh chấp hiện nay sẽ nhìn nhận thế nào về hành động của Mỹ?. Có một lý do để khẳng định những nước có lợi ích ở biển đông vui mừng việc Mỹ một siêu cường quốc tế đang thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông nhất là khi Mỹ dường như coi phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài là một sự diễn giải có căn cứ về việc UNCLOS được áp dụng như thế nào đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Tuy nhiên, thông qua các diễn biến thời gian gần đây nhất là việc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Regan và USS Nimitz của Mỹ đang tiến hành tập trận ở biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tập trận cùng lúc tại 3 vùng biển vào tuần rồi, trong đó có khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chủ quan thấy rằng Công hàm của Mỹ sẽ làm gia tăng khả năng Biển Đông trở thành nơi diễn ra cuộc đua tranh giành ưu thế ở châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ.

Nguyễn Ngọc