ABSTRACT
In foreign language teaching, communication is carried out using language competence through three foundations: vocabulary, grammar and pronunciation. Communication also requires sociolinguistic awareness such as fluency, coherence or the ability to take turns, and even requires awareness of cultures. Unlike interactive skills, when new content is formed in response to something that has just been heard, read or seen, mediation skills are used with the same content and appropriately reinterpreted that content in other contexts. This article focuses on introducing mediation skills and how to train these skills in English classes at Tien Giang University.
Keywords:communication, mediation skills, English classes
A. MỞ ĐẦU
Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) mô tả kỹ năng trung gian là kỹ năng “giúp người học đóng vai trò là tác nhân xã hội tạo ra cầu nối và giúp xây dựng hoặc truyền đạt ý nghĩa…; kỹ năng trung gian đóng vai trò hỗ trợ khi, vì một lý do nào đó, khoảng cách giao tiếp cần phải được thu hẹp. Do đó, kỹ năng trung gian bao phủ các khía cạnh cảm xúc, nhận thức, trí tuệ xã hội và văn hóa trong nhiều bối cảnh thực tế khác nhau”. Khi giáo viên tin tưởng vào việc giúp người học thực hành ngôn ngữ thực sự hiệu quả trong bối cảnh thực tế, giáo viên cần đảm bảo tất cả bốn phương thức liên lạc, bao gồm kỹ năng nhận thức, sản xuất, tương tác, trung gian được khám phá, thực hành ngay trong và ngoài bài học.
B. NỘI DUNG
I. Việc giảng dạy tích hợp kỹ năng trung gian dựa vào thang đo CEFR
Kỹ năng trung gian vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong học thuật. Việc giảng dạy tích hợp kỹ năng trung gian được nêu rõ ở CEFR Companion Volume (2020, tr. 36): “Kỹ năng trung gian được giảng dạy phù hợp ở các nhóm nhỏ trong 1 lớp học, khi người học cùng nhau hoàn thành bài tập, đặc biệt ở các lớp chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh”. Ở các lớp này, người học được đề nghị nghe hoặc đọc một văn bản, sau đó diễn đạt lại văn bản đó, không thay đổi trình tự nhằm rèn luyện và cải thiện mức độ hiểu biết văn bản và có thể giới thiệu lại văn bản qua ngôn ngữ nói hoặc viết. Người học có thể làm việc trong nhóm và phát biểu ở nhóm hoặc trước lớp.
Việc giảng dạy tích hợp kỹ năng trung gian được trích dẫn từ CEFR Companion Volume (2020) như sau:
Cũng từ Companion Volume (2020), có 2 chiến lược giúp hình thành kỹ năng trung gian:
II. Việc giảng dạy kết hợp rèn luyện kỹ năng trung gian ở các lớp tiếng Anh tại trường Đại học Tiền Giang
1. Hoạt động vận dụng kỹ năng trung gian ở lớp
Giao tiếp thực tế từ bài học được khuyến khích thông qua việc sinh viên (SV) rèn luyện kỹ năng trung gian. Để phát triển kỹ năng này, giảng viên (GV) lựa chọn và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với bối cảnh của người học.
Một số ví dụ về bài tập vận dụng kỹ năng trung gian:
- Cấp độ A2: SV gạch chân hoặc đánh dấu các câu quan trọng trong một văn bản ngắn, chủ đề hoạt động thường ngày, sau đó giải thích lý do tại sao đó là câu quan trọng.
- Cấp độ B1:
- • SV xem một video ngắn (khoảng 3 phút) về chủ đề đang học và viết lại năm ý chính được trình bày ở clip.
-
• SV đọc lướt tài liệu thông tin du lịch (từ trang web, tờ rơi) về một thị trấn hoặc thành phố, sau đó hỏi các bạn cùng nhóm về sở thích để có thể chọn một số hoạt động cho chuyến đi trong ngày.
- • SV đọc thông tin liên quan đến chủ đề bài học trên web và truyền tải lại thông tin cho bạn học.
- • Cả lớp cùng xem một đoạn film có phụ đề và thảo luận về đoạn film trong nhóm.
- 2. Cách đánh giá kỹ năng trung gian
GV sử dụng checklist và thu thập ý kiến phản hồi từ người học về việc vận dụng kỹ năng trung gian ở 3 cấp độ:
- • SV gặp khó khăn khi vận dụng kỹ năng trung gian.
- • SV có vận dụng kỹ năng trung gian nhưng không chắc đã thao tác đúng.
- • SV có thể vận dụng kỹ năng trung gian và không gặp quá nhiều khó khăn.
Bằng cách sử dụng thông tin thu được qua phiếu đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá của người học, GV có thể đánh giá mỗi người học ở trình độ (ví dụ: B1), cao hơn hoặc thấp hơn để sử dụng kết quả này làm mục tiêu học tập cho tiết học tiếp theo. Các thông tin này giúp GV lẫn cá nhân người học xác định sự tiến bộ, đề ra và chỉnh sửa tiêu chí trước mắt ở từng tiết học nối tiếp và mục tiêu cần đạt được ở cuối học phần.
- III. Thảo luận
Có rất nhiều kỹ năng khác trong khuôn khổ có thể hỗ trợ sự phát triển của kỹ năng trung gian. Ví dụ việc phân tích các ý tưởng là một lĩnh vực cốt lõi của Tư duy phản biện. Tương tự như vậy, việc khuyến khích tương tác nhóm hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Nói cách khác, việc rèn luyện kỹ năng trung gian góp phần nâng cao tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm. Để phát huy tính hiệu quả của sự cộng hưởng này, GV phải làm tốt vai trò người hướng dẫn, giao nhiệm vụ, gợi ý, kịp thời hỗ trợ và động viên SV tích cực tham gia từng hoạt động nhằm đạt kết quả tốt nhất trong tiến trình dạy và học.
C. KẾT LUẬN
Các lớp giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Tiền Giang đã và đang thực hiện tích hợp phương pháp rèn luyện kỹ năng trung gian giúp người học tổ chức, suy nghĩ và suy luận độc lập, sau đó chia sẻ quan điểm cùng bạn học giúp bài học thú vị và sinh viên hào hứng tham gia trải nghiệm tình huống thực tế, phản biện sinh động, vận dụng ngoại ngữ một cách thiết thực qua từng tiết học. Nhờ vào việc tương tác với người khác kết hợp rèn luyện kỹ năng trung gian, sinh viên được trao cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ, gia tăng hiểu biết văn hóa và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của bản thân. Đồng thời, GV cũng phát huy vai trò người dẫn dắt và khuyến khích SV chủ động học tập theo phương pháp hữu hiệu và hiện đại.
ThS. Trần Thị Nhật Thanh
Tài liệu tham khảo
[1] Breederland, L. (n.d.). Mediated learning. Traditional Home Schooling in Alberta - WISDOM Home Schooling. https://wisdomhomeschooling.com/resources/mediated-learning
[2] CEFR Companion Volume (2020). https://rm.coe.int/common-european-frameworkof-reference-for-languages-learning-teaching/16809ea0d4
[3] Cambridge Assessment webinar on mediation https://www.youtube.com/watch?v=C0WBHggJhqY
Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Đại học Tiền Giang