Sự kiện Show diễn thời trang “The Art of Lychee” đang được quan tâm trong thời gian gần đây được tổ chức tại Lục Ngạn (Bắc Giang) - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của vải thiều. Show diễn này bắt nguồn từ ý tưởng sáng tạo của Câu lạc bộ Thời trang và Nhiếp ảnh thuộc trường Đại học Thương Mại (CLB FTC).
Những hình ảnh đẹp của sinh viên câu lạc bộ FTC tại sàn diễn “The Art of Lychee”
Đây được coi là show diễn thời trang đầu tiên tạo Việt Nam được lấy cảm hứng từ vải thiều, với địa điểm tổ chức ngay chính vườn vải thiều tại miệt vườn Phù Thủy (Lục Ngạn) đã tạo nên chất riêng của show thời trang này. Đây là một nét độc và lạ trong thời trang găn liền với cuộc sống thu hút được rất nhiều người quan tâm.
Show diễn bao gồm 28 bộ trang phục lấy cảm hứng từ vải thiều, vùng đất và con người Bắc Giang, do những nhà thiết kế trẻ tài năng thực hiện. Mỗi một bộ trang phục lại mang môt vẻ đẹp và ý nghĩa riêng, đặc biệt, bộ trang phục first face sử dụng nguyên bản trang phục của người dân tộc Sán Dìu địa phương, kết hợp cùng chất liệu mới lạ và độc đáo tạo nên khung cảnh núi non hùng vĩ của quê hương Bắc Giang.
Nhiều sinh viên Thương mại rất yêu thích tham gia CLB Thời trang và Nhiếp ảnh
Thông qua sự kiện “The Art of Lychee”ta thấy được sự sáng tạo, nhiệt huyết và cống hiến của ban tổ chức chương trình, đã đem những chất liệu tự nhiên, con người, văn hóa vùng miền tô điểm lên những bộ trang phục mềm mại, uyển chuyển. Show không chỉ trình diễn các bộ trang phục nhằm tôn vinh vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang với đặc sản là vải thiều mà còn đem lại những giá trị vô cùng to lớn đối với người dân nơi đây. Có thể sáng tạo này của các bạn sinh viên Đại học Thương Mại đã tạo nên thành công và mở ra xu hướng mới cho thời trang gắn liền với thiên nhiên và văn hóa vùng miền.
Show diễn này trực tiếp mang lại những lợi ích sau: Thứ nhất, hiện nay các kênh thông tin truyền thông phát triển vô cùng mạnh mẽ, qua hoạt động này sẽ góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh con người, vùng đất, đặc biệt đẩy mạnh được hình thức du lịch miệt vườn tới bạn bè trong nước và quốc tế. Thứ hai, thị trường hoa quả thường xuyên bấp bênh, vì thế đây cũng sẽ là cơ hội lớn để những người nông dân có thể tăng thêm thu nhập mùa vụ sau khoảng thời gian chăm sóc cây trồng vất cả. Thứ ba, cũng thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội, sự kiện đã góp phần lan rộng và nâng tầm cho thương hiệu vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang trên thị trường.
Giá trị tinh thần của “The Art of Lychee” đối với bà con nông dân và các bạn trẻ rất cao, bởi chính người vùng đất vải thiều tạo ra những trái vải thơm ngon nhưng lần đầu họ được chiêm ngưỡng về vẻ đẹp của những quả vải lại lung linh, ý nghĩa, tuyệt vời trên sàn diễn như vậy.
Vũ Thu Phương (bên phải) - Chủ tịch CLB Thời trang và Nhiếp Ảnh FTC
Bạn Vũ Thu Phương Chủ tịch CLB Thời trang và Nhiếp ảnh chia sẻ điều quan trọng nhất, FTC hiểu rằng, show diễn này mang rất nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ đơn giản là một hoạt động thời trang đơn thuần, The Art of Lychee còn là một show thời trang giới thiệu đặc sản vải thiều Lục Ngạn và cả văn hoá con người Bắc Giang. FTC mong muốn làm điều đó một cách trẻ trung, năng động, sáng tạo đúng với tinh thần của một CLB Thời trang và Nhiếp ảnh nói riêng và những bạn trẻ Gen Z nói chung.
Show diễn tại vườn vải thiều Lục Ngạn năm 2023 để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp
Anh Ngô Duy Dương – Giám đốc sản xuất, đại diện Nông Sản Phúc Lâm chia sẻ: “Tôi rất vui khi ý tưởng thực hiện show thời trang vải thiều được mọi người đón nhận, đặc biệt là sự đồng hành và hỗ trợ từ các bạn trẻ CLB FTC. Các bạn không chỉ tài năng mà còn rất nhiệt tình trách nhiệm trong công việc, điều kiện tổ chức tại nông thôn rất khó khăn nhưng chúng tôi đã cùng nhau khắc phục và có một show diễn thành công với hàng ngàn khán giả và hàng triệu lượt xem trên các nền tảng số.”
Có lẽ, một nét đẹp khác từ thành công của show diễn thời trang mà sinh viên Thương mai đã triển khai trong thời gian qua đã chứng tỏ một điều: Từ tình yêu khoa học, tình yêu nghề nghiệp đã tiếp cho các bạn trẻ tạo cho mình cơ hội được giao lưu, học hỏi và phát triển bản thân. Áp dụng các bài học vào trong thực tiễn đời sống, thông qua các hoạt động gắn liền với cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động trồng trọt, sản xuất, buôn bán của những người nông dân ở địa phương đã giúp thanh niên hiểu được những gía trị của cuộc sống, tôn trọng và biết trân quý những sản phẩm mà mình sử dụng hằng ngày.
Sức trẻ của thanh niên là điều vô cùng cần thiết trong sự nghiệp phát triển đất nước. Để làm được điều đó họ cần có ý thức và trách nhiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời kì CNH - HĐH đất nước, việc đề cao vai trò của văn hóa là vô cùng quan trọng, vì vậy là thanh niên chúng ta cần: Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, phát triển cộng đồng. Tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và xã hội. Giao lưu và trao đổi có tích cực văn hóa vùng miền và quốc tế, học hỏi những điều hay của nước bạn để làm phong phú và tươi đẹp hơn cho văn hóa nước nhà, không quên gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Đỗ Thị Hồng Nhung
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội