Sơn Chống Nóng Có Hiệu Quả Không? 6 Bước Để Thi Công Sơn Chống Nóng Đạt Chuẩn

Thứ hai, 10/06/2024 - 07:33

Sơn chống nóng là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm khi hè đến. Tuy nhiên, đây có thực sự là phương pháp giảm nhiệt tối ưu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Sơn Chống Nóng Là Gì?  

Đúng như tên gọi, sơn chống nóng là loại sơn có khả năng cách nhiệt, giảm nhiệt lượng nhờ khả năng phản xạ được hầu hết lượng tia bức xạ mặt trời lên công trình xây dựng, nhà ở. 

Là một hỗn hợp phức hợp, không độc hại, sơn chống nóng có độ bền tốt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhờ thành phần gồm lớp màu, các chất ức chế hữu cơ, lớp sơn lỏng và lớp keo dính. Đáng chú ý, chất tạo màng trong sơn chống nóng có khả năng cách nhiệt, chống ăn mòn cơ học và phản xạ lại với ánh sáng mặt trời. 

Ngoài khả năng giúp công trình được bảo vệ tốt hơn, sơn chống nóng còn phát huy hiệu quả trong việc giảm bớt chi phí tiêu hao do điện năng khi sử dụng các thiết bị làm mát như quạt hay điều hòa. 

Với khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ luôn ở mức cao, nóng bức về mùa hè, các công trình cần sử dụng điều hoà công suất lớn như nhà xưởng, xí nghiệp sẽ rất cần đến “giải pháp” hữu hiệu này.

Sơn chống nóng tường dễ dàng thực hiện, không cần tốn nhiều chi phí thuê thợ thi công. Ảnh: obrasemcasa

2. Sơn Chống Nóng Nên Sử Dụng Cho Những Hạng Mục Nào?

Tường và mái tôn là những khu vực hấp thụ nhiệt nhiều nhất vào mùa hè, dễ mang đến cảm giác khó chịu, nóng nực khi thời tiết đã nóng lại “càng nóng hơn”. Các thiết bị làm mát tức thời như quạt, điều hoà được sử dụng hết công suất đôi khi cũng không thể giải tỏa cơn nóng vì nhiệt độ trong phòng quá cao. Bởi vậy, việc sử dụng sơn chống nóng cho các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời này thường phổ biến hơn cả vì thực sự có hiệu quả trong việc làm mát công trình.

Đặc điểm cụ thể của từng loại, có thể tham khảo qua bảng sau:

Hạng mục Đặc điểm Lưu ý 
Sơn chống nóng cho mái tôn Có khả năng phản xạ, cản nhiệt tác động lên mái, giảm tiếng ồn do mưa bão gây ra, tăng độ bền và tuổi thọ cho mái.

Độ phủ của sơn cao mang đến khả năng chống thấm tốt, ngăn không cho bề mặt kim loại tiếp xúc với không khí ẩm, hạn chế tối đa tình trạng rỉ sét dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nóng ẩm mưa nhiều.  
– Nên sơn toàn bộ phần mái tôn cần chống nóng.

– Hiệu quả chống nóng phụ thuộc khá nhiều vào độ dày của lớp sơn, khả năng giảm nhiệt có thể lên đến 15-20 độ C khi sử dụng sơn 2 lớp. 

– Tiết kiệm chi phí tốt khi có thể sử dụng chống nóng cho mái tôn bị cũ rỉ sét.

– Nên sử dụng công nghệ hiện đại để phun.
Sơn chống nóng tường Như một lớp bảo vệ bề mặt tường, loại sơn này còn có công dụng giúp “giải nhiệt” hiệu quả cho không gian sống nhờ khả năng phản chiếu ánh nắng mặt trời, cản bớt nhiệt truyền vào bên trong ngôi nhà.   – Dễ dàng thực hiện, không cần tốn nhiều chi phí thuê thợ thi công.

– Có thể tự sơn phủ hai lớp bằng chổi quét hoặc con lăn, đặc biệt phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ.

– Chi phí bảo trì thấp, giúp tiết kiệm ngân sách cho việc bảo trì, sửa chữa tổng thể của ngôi nhà hoặc cơ sở.

Nhìn chung, tuỳ theo mục đích sử dụng để đưa ra lựa chọn sơn chống nóng phù hợp nhu cầu, nhưng tường nhà và mái tôn là 2 hạng mục nên phủ sơn chống nóng. 

3. Những Lợi Ích Khi Sử Dụng Sơn Chống Nóng 

Không chỉ là một lớp sơn bảo vệ bề mặt, sơn chống nóng được sử dụng phổ biến còn nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Có thể kể đến như:

Sơn Chống Nắng Có Khả Năng Giảm Nhiệt Tốt

Sơn chống nóng giúp giảm nhiệt độ bề mặt của các vật liệu như mái tôn, tường nhà, giúp tạo ra một môi trường mát mẻ và thoải mái hơn cho không gian bên trong. Điều này đặc biệt hữu ích với các công xưởng khi giúp tăng năng suất lao động cho công nhân, bảo vệ hàng hóa, giảm thiểu rủi ro, chi phí phát sinh cho hàng hóa bị hư hỏng do nhiệt độ cao.

Chống Chịu Ảnh Hưởng Của Thời Tiết Và Kháng Lại Tác Động Của Tia Bức Xạ

Với khả năng phản chiếu và đề kháng tia UV, sử dụng sơn chống nóng có thể giúp giảm nhiệt lượng hấp thụ vào bên trong, bảo vệ công trình khỏi tác động của ánh nắng mặt trời trong khoảng nhiệt độ từ -78 đến 260°C..

Hiệu quả của sơn chống nóng trong việc giảm thiểu nhiệt lượng hấp thụ từ ánh nắng mặt trời. Ảnh: vivifyroofing

Tiết Kiệm Năng Lượng, Hiệu Quả Giảm Nhiệt Nhanh Chóng

Bằng cách giảm nhiệt độ bề mặt của các bề mặt nhà riêng, nhà phố, công trình, sơn chống nóng giúp giảm áp lực lên hệ thống làm mát, giúp tiết kiệm năng lượng.

Bảo Vệ Bề Mặt, Tăng Tuổi Thọ Vật Liệu

Đâylà một trong những lợi ích quan trọng của sơn chống nóng. Trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, tia UV hay mưa gió, các công trình sẽ như được “khoác lớp áo hộ giáp” khỏi rỉ sét và ăn mòn.Bằng cách đó, giúp gia tăng tuổi thọ, sức bền của công trình nói chung và các vật liệu như mái tôn, tường nhà nói riêng.

Sơn Chống Nóng Giúp Tiết Kiệm Chi Phí

Việc sử dụng sơn chống nóng tường, mái tôn trở nên phổ biến một phần cũng nhờ ưu thế tiết kiệm chi phí hơn so với việc lắp đặt hệ thống phun nước cho mái tôn hay các giải pháp làm mát như điều hoà, quạt… giúp giảm hóa đơn điện và tiết kiệm chi phí vận hành máy lạnh.

Sơn Chống Nóng Tường Bảo Vệ Sức Khỏe

Bằng cách giảm nhiệt độ môi trường bên trong, sơn chống nóng giúp tạo điều kiện sống và làm việc thoải mái hơn. Điều này có thể giảm nguy cơ gây nên các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao như say nắng, kiệt sức hoặc bệnh tim mạch.

Thi Công Thuận Tiện, Nhanh Chóng

Sơn chống nóng hiện đại khô nhanh hơn sơn truyền thống nên việc sơn và sử dụng lại bề mặt sơn có thể diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện, cho phép công trình hoàn thành nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí lao động.

Nhìn chung, với những lợi ích cụ thể và khả năng khắc phục được các nhược điểm của các giải pháp làm mát khác, có thể khẳng định sơn chống nóng là một giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ và tối ưu hóa các bề mặt của công trình tại Việt Nam.

Sơn tôn chống nóng là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với việc lắp đặt hệ thống phun nước làm mát. Ảnh Landlroofingsystems

4. 6 Bước Để Thi Công Sơn Chống Nắng Hiệu Quả

Việc thi công được thực hiện chuẩn theo quy trình, đảm bảo các tiêu chí về mặt thời gian, kỹ thuật là yếu tố tiên quyết để có được một bề mặt sơn chống nóng tốt với chất lượng cao.  

Theo đó, 6 bước để thi công sơn chống nóng đạt chuẩn cụ thể như sau:

Xử lý bề mặt: Bước đầu tiên là xử lý bề mặt trước khi sơn phủ, bao gồm kiểm tra chất lượng bề mặt và tiến hành xử lý các khuyết điểm nếu có. Sau đó, cần làm vệ sinh bề mặt để chuẩn bị cho quá trình thi công. 

Sơn lót là bước thứ 2 của quy trình nhằm tăng cường tính kết dính cho lớp sơn phủ. Quá trình này thường được thực hiện bằng máy phun sơn chuyên dụng để đảm bảo độ đồng đều và chất lượng cao.

Sơn phủ lớp thứ nhất đều tay để tạo đảm bảo màng sơn được bóng đẹp, đều màu và đợi lớp sơn này khô lại. 

Sơn chống nóng giúp giảm nhiệt độ bề mặt tốt, là một giải pháp hữu ích cho mùa hè oi nóng. Ảnh: shutterstock

Kiểm tra lại lớp sơn phủ thứ nhất và xử lý lại nếu cần: sau khi lớp sơn này khô, kiểm tra và xử lý các vị trí có vấn đề (vd: loang lổ, không đều màu, chưa sơn phủ hết…).

Sơn phủ lớp thứ hai: Công đoạn này nên được thực hiện tốt nhất sau khoảng 2 giờ kể từ khi sơn lớp thứ nhất. 

Nghiệm thu & bàn giao: Hãy kiểm tra lại lớp sơn lần cuối và làm sạch bề mặt trước khi bàn giao công trình.

Để đạt được hiệu quả tối đa từ sơn chống nóng, việc thi công đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Chú trọng và tuân thủ các bước thi công không chỉ giúp tăng tính hiệu quả mà còn đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ của bề mặt sơn, tạo sự an tâm cho gia chủ và tiết kiệm chi phí trong dài hạn.

Trên đây là những lợi ích khi sử dụng sơn chống nóng và thông tin về quy trình thi công để có một lớp sơn chống nóng đạt chuẩn. Hy vọng bài viết hữu ích với những ai đang quan tâm đến chủ đề sơn chống nóng hè 2024.

Lam Giang