TNV - Bộ GDĐT đã công bố việc xây dựng được CSDL toàn ngành giáo dục việc loại bỏ học bạ, sổ điểm giấy sẽ được Bộ GD&ĐT thực hiện trong khi thực hiện cắt bỏ các thủ tục hành chính. Đặc biệt là sẽ sử dụng sổ điểm điện tử, sổ học bạ để quản lý học sinh.
Sử dụng Sổ điểm điện tử, sổ học bạ điện tử để quản lý học sinh
Việc sử dụng sổ điểm điện tử, sổ học bạ điện tử tại các trường học nhằm mang lại nhiều tiện ích trong công tác quản lý của nhà trường. Đồng thời, sử dụng sổ điểm điện tử cũng đảm báo tính chính xác cao, lưu giữ an toàn và đặc biệt là hạn chế tình trạng sửa chữa, bổ sung điểm không theo quy định. Tìm kiếm và tra cứu dữ liệu được thực hiện mọi lúc, mọi nơi không chỉ giáo viên có thể tra cứu mà phụ huynh học sinh, học sinh cũng có thể tra cứu mọi lúc mọi nơi.
Sổ liên lạc điện tử giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và gia đình, phá bỏ rào cản về thời gian, xây dựng mối quan hệ mật thiết hai chiều trong việc quản lý và giáo dục, có tính xã hội cao.Với giáo viên, việc sử dụng sổ điểm điện tử sẽ giúp giảm áp lực trong việc tính điểm trung bình các môn, xếp loại học lực, xếp hạng... của học sinh, đồng thời bảo đảm tính chính xác.
Còn đối với phụ huynh việc sử dụng sổ điểm điện tử sẽ giúp phụ huynh nắm được kết quả học tập của con em mình; đảm bảo chính xác vì mọi thao tác nhập điểm hay sửa điểm ở sổ điểm điện tử đều được lưu vết và hiển thị, hạn chế tiêu cực trong việc xin, sửa điểm; việc tính toán, xếp loại học lực của học sinh (HS) nhẹ nhàng và chính xác hơn so với sổ điểm giấy. Minh bạch trong kết quả học tập, góp phần chống tiêu cực gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trọng giáo dục.
Thời gian qua, Bộ GDĐT đã triển khai xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả CSDL toàn ngành về giáo dục mầm non và phổ thông, đến nay đã thu thập, cập nhật số liệu của gần 53.000 trường học, 1,5 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý, đặc biệt là hồ sơ của 24 triệu hồ sơ học sinh với đầy đủ các thông tin cá nhân và thông tin kết quả học tập, rèn luyện. Đồng thời Bộ cũng đã ban hành chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu nhằm tích hợp, liên thông trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm quản trị, quản lý ở các nhà trường với CSDL toàn ngành. Vì vậy, việc triển khai sổ điểm, sổ học bạ điện tử sẽ được liên thông, kết nối từ địa phương đến trung ương và giữa các địa phương với nhau, đảm bảo việc triển khai có hệ thống, đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ các địa phương triển khai tích cực, có hiệu quả sổ điện tử (sổ điểm, học bạ điện tử). Trong đó tập trung nâng cấp hạ tầng CNTT, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đồng thời Bộ sẽ ban hành hướng dẫn chi tiết về dữ liệu và quy định kỹ thuật đảm bảo liên thông giữa các địa phương, tiến tới bỏ sổ điểm, học bạ giấy từ năm 2021.
Nam Anh