Ngày 08/5 vùa qua, Văn phòng đại diện ChildFund Australia tại Việt Nam (ChildFund Việt Nam) phối hợp với Ban quản lý chương trình ChildFund huyện Ngân Sơn tổ chức “Hội thảo thúc đẩy vai trò của Công tác xã hội trường học trong công tác bảo vệ trẻ em” và giới thiệu dự án VN06-074 – “Tăng cường cảm xúc tích cực cho học sinh trung học cơ sở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
Công tác xã hội trường học có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em
Nâng cao sức khỏe tinh thần, trong đó có sức khỏe tinh thần học đường là một lĩnh vực ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, bởi tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ cá nhân, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên ứng phó với những khó khăn, học tập/ làm việc hiệu quả và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Tại Hội thảo, b à Nguyễn Thị Minh Thu, Chuyên viên chính - Vụ giáo dục chính trị tư tưởng và công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằngcông tác xã hội trong trường học có vai trò vô cùng quan trọng và thiết thực trong việc hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên trong các vấn đề như tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản. Trong tương lai, công tác xã hội sẽ kết nối những mô hình, định hướng và các công tác truyền tải thông điệp, kỹ năng cho học sinh tại trường học”.
Nhu cầu cấp thiết về tăng cường cảm xúc tích cực cho học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Bắc Kạn
Theo kết quả cuộc Nghiên cứu về Rối nhiễu cảm xúc và các yếu tố liên quan ở học sinh tại các trường trung học cơ sở tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạndo ChildFund Việt Nam thực hiện năm 2017, 100% trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 15 tham gia khảo sát đều có nguy cơ rối nhiễm cảm xúc, trong đó hơn 80% các em có nguy cơ rối nhiễu cảm xúc vừa phải và cao do thiếu kiến thức và kỹ năng xã hội, chưa nhận thức được thế mạnh và giá trị của bản thân, các áp lực từ việc học tập và các mối quan hệ học đường.
Đồng chí Doanh Thiêm Huy - Phó chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Đặc biệt, với học sinh nội trú gặp nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống tự lập, sống xa gia đình; trong khi các em lại thiếu những kiến thức và kĩ năng cần thiết để quản lý cuộc sống tự lập hiệu quả cũng như ứng phó với những vấn đề sức khỏe tinh thần.
Mặc dù nhà trường và các giáo viên đã nỗ lực hỗ trợ học sinh, tuy nhiên, sự hiểu biết của giáo viên về sức khỏe tinh thần, năng lực và kỹ năng giao tiếp của giáo viên với học sinh còn hạn chế. Bên cạnh việc thiếu kiến thức về sức khỏe tinh thần, rất nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến hỗ trợ đời sống tinh thần cho các con, như dành thời gian nói chuyện với con, phát hiện và giúp giải quyết những khó khăn khi con gặp phải trong học tập, trong quan hệ với thầy cô/bạn bè.
Trong khuôn khổ của hội thảo, Ban Quản lý Chương trình ChildFund tại Ngân Sơn và văn phòng phát triển vùng của ChildFund tại Bắc Kạn đã giới thiệu dự án VN06-074 - “Tăng cường cảm xúc tích cực cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. Được thiết kế dựa trên kết quả của nghiên cứu nói trênvà kết quả của hoạt động can thiệp thử nghiệm “Ngăn ngừa rối nhiễu cảm xúc ở trường trung học cơ sở Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn”, dự án sẽ được phối hợp thực hiện bởi ChildFund Việt Nam và một nhóm nghiên cứu của khoa Công tác xã hội trường Đại học Sư phạm.
Bà Nguyễn Thị Minh Thu, Chuyên viên chính - Vụ giáo dục chính trị tư tưởng và công tác
học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dự án sẽ được triển khai từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2021 tại các trường trung học cơ sở ở 04 xã Thuần Mang, Lãng Ngâm, Cốc Đán và Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, với tổng số học sinh được hưởng lợi là hơn 700 em.
Đồng chí Phạm Văn Vinh - Quản lý vùng - văn phòng phát triển vùng ChildFund tại Bắc Kạn.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Quốc gia của ChildFund Việt Nam cho biết: “Xây dựng khả năng tự thích ứng cho trẻ em và thanh thiếu niên và tạo môi trường thuận lợi nhất cho các emphát triển toàn diện là một trong những nội dung làm việc ưu tiên tại ChildFund Việt Nam. Thông qua dự án này, chúng tôi mong muốn có thểhỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên phát triển cảm xúc tích cực, có khả năng tự quản lý bản thân và đối phó với những khó khăn trong cuộc sống, đồng thời thúc đẩy giáo viên và phụ huynh hỗ trợ học sinh trong quá trình này”.
Khánh Phương