Tản mạn về nước lớn

Thứ tư, 06/05/2020 - 11:18

TNV - Lịch sử nhân loại cho đến nay, nước lớn luôn bắt nạt nước nhỏ, khởi nguồn chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ hai và những xung đột lớn mang yếu tố quốc tế sau này cũng xuất phát từ nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản…, suy rộng ra trong thế giới tự nhiên cũng vậy “cá lớn nuốt cá bé” không sai chút nào.

Những xung đột, quan hệ quốc tế hiện nay cũng vậy, nước lớn luôn khởi xướng hầu hết các vấn đề trọng tâm của thế giới, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh kinh tế, đối đầu nhau trong vị thế vai trò khu vực…

Nước lớn luôn cho mình những quyền mà nước nhỏ không thể nào chấp nhận được nhưng vì là nước nhỏ nhiều khi phải cắn răng chịu đựng.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có 160 nước tham gia tuy nhiên điều khá bất ngờ là nước Mỹ ở ngoài cuộc chơi, sau hơn 28 năm thực thi UNCLOS đến nay phần lớn các quan chức chóp bu về an ninh, quốc phòng và ngoại giao Mỹ đều cho rằng tham gia UNCLOS sẽ trói tay trói chân và bất lợi đối với Mỹ.

Trung Quốc, quốc gia ngay sát Việt Nam theo chế độ XHCN bản tính tham lam, nham hiểm, luôn tận dụng cơ hội để “đục nước béo cò” thực hiện tham vọng bao đời vươn lên thành vị trí trung tâm của thế giới, là “Trung hoa đại lục”, nước lớn của các nước lớn.

Cạnh tranh nước lớn khởi nguồn từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất có thể khẳng định là tay ba (+) Mỹ và đồng đô la, Đức, Nga; chiến tranh thế giới lần thứ hai Mỹ, Đức, Nhật và Liên Xô nhưng mấu chốt vẫn là Mỹ - Liên Xô; còn hiện nay là cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc.

Nước lớn họ nhường nhau lợi ích hay phân chia lợi ích với nhau điều này cũng rất bình thường, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất tại Pháp các nước cũng tập trung phân chia lợi ích với nhau; sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Mỹ và Liên Xô cũng tự khẳng định những lợi ích riêng cũng như tìm cách loại trừ nhau. Còn hiện nay câu chuyện Mỹ và Trung Quốc vừa cạnh tranh chiến lược vừa tìm cách loại trừ nhau như Mỹ từng cạnh tranh với Đức, với Nhật, Liên Xô vậy.

Vì sao Mỹ không tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), như đã nói ở trên đến nay phần lớn các quan chức chóp bu về an ninh, quốc phòng và ngoại giao Mỹ đều cho rằng tham gia UNCLOS sẽ trói tay trói chân và bất lợi đối với Mỹ, một nhân tố quan trọng nữa Mỹ là nước lớn, Mỹ chả sợ nước nào cả, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, nhiều việc ông ấy làm thể hiện rất rõ khẳng định này, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ rút khỏi thỏa thuận tên lửa hạt nhân với Nga và Mỹ không quên rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu...có quốc gia nào làm gì được Mỹ?

Nhưng không phải Mỹ không tham gia vào các thỏa thuận, công ước nêu trên thì các quốc gia khác muốn làm gì cũng được, Mỹ luôn nắm đàng cán hầu hết các tổ chức lớn trên thế giới như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Y tế thế giới..., bởi Mỹ là nước lớn, các nước lớn luôn chơi với nhau, chia sẻ lợi ích cho nhau, một cuộc chơi đôi bên cùng có lợi.

Trung Quốc là nước lớn tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tưởng rằng Trung Quốc sẽ thực hiện có trách nhiệm những gì đã ký trong UNCLOS đằng này “bút chưa ráo mực thì đã trở cờ”, năm 1988 Trung Quốc đánh và chiếm một số đảo trong tổng thể quần đảo Trường Sa của Việt Nam chỉ sau 6 năm ký kết UNCLOS nhưng Liên Hợp Quốc đã làm gì với Trung Quốc khi có trong tay Luật Biển 1982? Câu trả lời ở đây Trung Quốc là nước lớn và nếu xét về giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ, Mỹ rất cần Trung Quốc, với Mỹ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đánh, tuyên bố của Trung Quốc chả ảnh hưởng gì tới Mỹ, thậm chí Mỹ còn bán đứng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1956, 1974 vì lợi ích của Mỹ, lợi ích nước lớn.

Nước lớn họ rất kỳ lạ, họ sẵn sàng bán đứng nước nhỏ để mang lợi về mình, Mỹ và Trung Quốc hôm nay cũng vậy cho dù cả hai quốc gia có thể chế chính trị khác nhau nhưng đều tham như nhau, và cùng có mưu đồ lớn là loại trừ nhau.

Lợi dụng dịch bệnh virus corona tàn phá trên thế giới, những tháng gần đây Trung Quốc quay trở lại thực hiện tham vọng độc chiếm biển đông bằng những kịch bản nham hiểm hơn, lì lợm hơn và đặc biệt bất chấp dự luận quốc tế...bởi Trung Quốc biết mình là nước lớn cho dù Mỹ có mang hàng chục tàu khu trục, máy bay chiến đấu hiện đại nhất...cũng khó làm gì được Trung Quốc khi lợi ích nước lớn luôn đan xen và rất cần nhau.

Nước lớn họ sẵn sàng đi đêm với nhau, lợi dụng nhau, chia sẻ lợi ích với nhau và sẵn sàng loại trừ nước nhỏ. Mỹ rất muốn vấn đề biển đông trở thành điểm nóng, xung đột, chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, bởi khi xẩy ra chiến tranh việc đầu tiên là hai nước XHCN suy tàn, thứ hai Mỹ loại bỏ một cường quốc muốn soán ngôi vương của mình, cuối cùng Mỹ trả được món nợ là nước lớn để thua Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược 1954 - 1975.

Từ khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 đến nay, mỗi lần như vậy Mỹ đều mang tàu khu trục, máy bay chiến đấu hiện đại nhất...dằn mặt Trung Quốc, nhưng sau đó thì sao? đâu lại vào đó. Việt Nam biết rõ điều này và luôn xử lý trong sự hài hòa, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Nước lớn luôn tự cho mình cái quyền hà hiếp nước nhỏ, "cá lớn nuốt cá bé" nhưng lịch sử đã chứng mình nước lớn cũng phải bại trận trước một nước nhỏ, quan trọng ở chỗ nước nhỏ biết điểm yếu của nước lớn vào thời gian nào.

Nguyễn Ngọc