1. Đặt vấn đề
Đất nước ra đang trong quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng và đã có được những thành quả quan trọng. Trong đó chúng ta đã xây dựng được bộ phận thanh niên – sinh viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước; sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân; có ước mơ, hoài bão… Tuy nhiên một trong những vấn đề đáng qua tâm đối với sinh viên hiện nay đó chính là xác định ý thức về nghề nghiệp.Theo điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo, cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm, 37% sinh viên có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Vấn đề này càng bức xúc hơn ở các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội.
Hiện nay thành phố Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất cả nước, có tổng cộng 66 trường đại học (bao gồm tất cả các trường có đào tạo trình độ đại học và không bao gồm các trường trong khối quân đội, công an) trong đó có 54 trường công lập và 12 trường dân lập. Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 23.000 giảng viên, trong đó có khoảng 20.000 giảng viên các trường đại học công lập và trên 3.000 giảng viên các trường đại học dân lập. Các trường đại học ở Hà Nội cũng tập trung số lượng sinh viên lớn so với cả nước, có khoảng hơn 600.000 sinh viên (so với hơn 1,7 triệu sinh viên cả nước) trong đó có hơn 550.000 sinh viên công lập và khoảng 50.000 sinh viên ngoài công lập (so với 1.5 triệu sinh viên công lập cả nước và 244.000 sinh viên dân lập cả nước). Trong những năm gần đây số giảng viên và sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm xuống do tư duy chọn trường, chọn nghề của học sinh cả nước khác hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng giảng dạy và học tập của các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao. Cùng với đó là tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa ngoại lai đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, thái độ, ý thức của nhiều sinh viên hiện nay. Chính thực tế này đã ảnh hưởng đến việc xác định ý thức của sinh viên nói chung và ý thức nghề nghiệp của sinh viên nói riêng.
2. Một số giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, Ban giám đốc với công tác giáo dục ý thức về nghề nghiệp cho sinh viên
Giáo dục ý thức về nghề nghiệp cho sinh viên là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức về nghề nghiệp cho sinh viên là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng nhận thức cho sinh viên. Trong đó, cần quan tâm một số nội dung cụ thể như: Tổ chức cho sinh viên học tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên như: giáo dục truyền thống ngành nghề đang theo học, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp...Nâng cao việc giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, đêm thơ, dạ hội, giao lưu tạo cơ hội cho sinh viên có nhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện ý thức nghề nghiệp cho bản thân.
Đảng ủy, Ban giám đốc, Ban giám hiệu các trường đại học cần giao nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn trường, Hội sinh viên trường và các khoa những chỉ tiêu, lĩnh vực, nội dung giáo dục ý thức nghề nghiệp cụ thể. Để tạo được bước chuyển trong công tác giáo dục ý thức về nghề nghiệp để hình thành ý thức về nghề nghiệp cho sinh viên thì lãnh đạo của trường phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này đến tương lai, chất lượng nguồn nhân lực mà đơn vị, cơ sở mình đào tạo. Từ đó có những chỉ đạo hợp lý, phù hợp với điều kiện của trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên.
Đối với tổ chức Đoàn: tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là nguyên tắc mà còn là nhân tố quan trọng đến thắng lợi của công tác Đoàn; các nhiệm vụ của Đoàn đều phải xuất phát từ mục đích, ý thức của Đảng; các Đoàn trường cần chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng những vấn đề cụ thể về cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Ban giám đốc, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể để giúp Đoàn thanh niên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sin Đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ giáo dục ý thức nghề nghiệp là nhân tố quyết định trong việc thực hiện giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên và công tác Đoàn nên phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ về lý luận và công tác thanh vận, có khả năng đoàn kết, tập hợp, nhiệt tình với công tác thanh niên; tham mưu làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ trẻ.
Đảng ủy các trường đại học cần tạo điều kiện kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên, cử các đồng chí báo cáo viên, tuyên truyền viên, giảng viên, cán bộ đoàn còn có trình độ học vấn thấp, trình độ lý luận chính trị chưa có, sơ cấp, trung cấp đi học để nâng cao trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị. Đồng thời tuyển dụng những cán bộ có trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị để có thể hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Bản thân tổ chức Đoàn trường phải không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện của hoạt động giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với trình độ, nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng sinh viên.
Tăng cường công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ Đoàn, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình giáo dục thì phương pháp giáo dục bằng sự nêu gương là một trong những phương pháp cơ bản. Người thầy giáo cần là tấm gương sáng về mọi mặt cho sinh viên noi theo.
Mỗi giảng viên sư phạm không ngừng trau dồi các phẩm chất, năng lực sư phạm để hình thành uy tín, tác động mạnh đến ý thức của sinh viên. Tạo không khí dân chủ trong giờ học, cần tôn trọng ý kiến cũng như nhân cách của học sinh để mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên trở lên gần gũi, thân thiện, hạn chế những tiêu cực trong nhà trường, làm cho nhà trường thật sự là ngôi nhà thứ hai của sinh viên.
Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý thức nghề nghiệp
Chủ thể giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học cần chăm lo đến đời sống vật chất cho sinh viên. Quan tâm và hỗ trợ những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho đối tượng sinh viên thuộc hộ nghèo tiếp cận đến các nguồn vốn, quỹ hỗ trợ để yên tâm trong công việc học tập của bản thân.
Đảng ủy, Ban giám đốc, Ban giám hiệu cần quân tâm và chỉ đạo các khoa, phòng ban, đoàn thể trong trường tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào trong sinh viên; mặt khác cũng cần quan tâm đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động của thư viện, nhà đa năng luyện tập thể thao cho sinh viên.
Bên cạnh sự quan tâm về đời sống vật chất, thì giáo dục ý thức nghề nghiệp cũng cần phải quan tâm đến đời sống tinh thần cho thanh sinh viên. Đảng ủy các trường cần chỉ đạo trực tiếp là Đoàn trường, Hội sinh viên trường tổ chức các hoạt động thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, việt dã; các hoạt động văn hóa văn nghệ thu hút sinh viên tham gia, từ đó đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh cho sinh viên.
Đoàn trường cần thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thông qua đó, để xây dựng một lớp thanh niên sinh viên có sức khỏe, có lối sống đẹp. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên vào trong các phong trào của đoàn từ đó nâng cao nhận thức cho sinh viên với ý thức nghề nghiệp; hình thành thái độ đúng đắn của sinh viên với vấn đề ý thức nghề nghiệp.
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức, nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học
Trong giáo dục ý thức, ý thức nghề nghiệp thì nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động. Vì đối tượng giáo dục cũng như điều kiện kinh tế - xã hội luôn biến động vì vậy để giáo dục ý thức nghề nghiệp đạt được hiệu quả thì nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền cũng phải thay đổi cho phù hợp với những thay đổi trên.
Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn tới sự thay đổi lớn về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục. Trước đây hoạt động giáo dục được tiến hành chủ yếu thông qua lớp học tập trung nhưng ngày nay hoạt động giáo dục được tiến hành trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục hiện đại. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì trình độ nhận thức cũng như phương thức tiếp cận thông tin của đối tượng giáo dục cũng đa dạng, phong phú và nhiều chiều hơn. Phương thức giáo dục như trước đây đã tỏ ra lạc hậu, thiếu tính thuyết phục. Vì vậy, cũng như các nội dung giáo dục khác, giáo dục ý thức nghề nghiệp muốn nâng cao hiệu quả thì sự thay đổi về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện là một tất yếu.
Tăng cường giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với sự tham gia, phối hợp có trách nhiệm của nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã hội. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với sinh viên, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong sinh viên. Kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong sinh viên.
Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn, Hội, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến gắn với việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện, phấn đấu trong cán bộ, đoàn viên sinh viên trong toàn trường.
Trong công tác giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên thì tổ chức Đoàn phải thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên và trên từng ngành học cụ thể; chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận của Đoàn, Hội chú trọng khai thác mô hình sáng tạo, cách làm có hiệu quả; tranh thủ các kênh thông tin đại chúng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ý thức nghề nghiệp. Trong đó tập trung vào các nội dung: Đổi mới nội dung giáo dục; đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền; hoạt động giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên phải được tăng cường đầu tư điều kiện, phương tiện cần thiết.
Tạo dư luận tích cực trong sinh viên với công tác giáo dục ý thức nghề nghiệp
Đảng ủy, Ban giám đốc, Ban giám hiệu các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa XI về công tác xây dựng Đảng; Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Qua các kênh thông tin khác nhau giúp cho sinh viên biết đến các anh chị đi trước đã trưởng thành trong công tác chuyên môn sau khi ra trường công tác, lấy đó là tấm gương để noi theo. Đồng thời cần tăng cường hơn nữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, giáo dục về ý thức nghề nghiệp ở những nơi công cộng; cần đưa vào nội dung hoạt động của các tổ chức, tập thể; cần đưa nội dung giáo dục ý thức nghề nghiệp các cuộc hội các lớp, các chi đoàn để thảo luận.
Nhà trường cần lồng ghép nội dung giáo dục ý thức nghề nghiệp vào chương trình ngoại khóa để nâng cao nhận thức cho giáo viên, sinh viên về ý thức nghề nghiệp, qua đó khơi dạy lòng yêu nghề, ý chí phấn đấu vì ngày mai lập nghiệp trong mỗi sinh viên.
Đối với gia đình, các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ cần giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho con cháu đúng theo năng lực chuyên môn, cần tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập, rèn luyện một cách tốt nhất. Tránh tình trạng áp đặt theo ý kiến chủ quan của người lớn trong gia đình hoặc buông lỏng giáo dục, nuông chiều quá mức dẫn đến các em sinh viên sống thụ động, ỷ lại.
Đối với các cấp uỷ đảng toàn thành phố: Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng làm công tác giáo dục ý thức nghề nghiệp bằng cách: xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp theo từng tháng, từng quý, từng năm; trong đó có sự phân công cụ thể giữa các cấp, các ngành và các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục ý thức nghề nghiệp.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội trong công tác đào tạo, giáo dục nguồn trí thức tương lai.
Nguyễn Hoàng Tâm
Ban Thanh niên Trường học, Thành đoàn Hà Nội