Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng – Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên (mặc áo khoác xanh) tham dự tại Hội nghị
Đến dự có đồng chí Nguyễn Toàn Thắng – Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên; cùng các đồng chí lãnh đạo các Phòng, Ban Tạp chí Thanh niên; các nhà khoa học…
Chương trình thông qua các nội dung như: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, đọc quyết định thành lập Hội đồng đánh giá đề tài, Hội đồng đánh giá đề tài, ý kiến của các cơ quan tham dự…
GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung - Chủ nhiệm đề tài cùng các cộng sự trình bày cơ bản nội dung báo cáo đề tài tại Hội nghị
Tại chương trình, GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung - Chủ nhiệm đề tài cùng các cộng sự đã trình bày cơ bản nội dung gồm: 126 trang, trong đó có 12 bảng thông tin, số liệu, 6 hình và sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo 39 tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung báo cáo gồm 6 phần là: Mở đầu; Cơ sở lý luận và thực tiễn; Thực trạng DLNN Hưng yên; Giải pháp thức đẩy DLNN Hưng; Kết luận và Kiến nghị; Các sản phẩm đang ký và thực hiện.
Tiến sĩ Trần Thúy Ngọc – Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nhận xét về đề tài
Trong phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung nêu lên tầm quan trọng khi trên thế giới thói quen du lịch đã và đang chuyển sang du lịch xanh, trong đó có du lịch nông nghiệp (DLNN). Nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực đã rất thành công như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn quốc, Nhật bản… Tại Việt Nam, DLNN ngày càng được quan tâm hơn, vì đây là động lực thúc đẩy xây dựng NTM, tái cơ cấu NN, đa dạng hóa và tăng thu nhập cho nông dân.
Đặc biệt tại tỉnh Hưng Yên, Du lịch mới bắt đầu khởi sắc, trước Covid19 lượng khách liên tục tăng nhưng chủ yếu là du lịch truyền đình, các loại mới nhất là DLNN đang rất ít. Phát triển DLNN vừa nhằm phát triển loại mới mặt khác gắn với xây dựng NTM nâng cao.
Vì vậy việc thực hiện đề tài này là cần thiết nhằm góp phần phát triển DLNN trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh xây dựng NTM nâng cao.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Trần Thúy Ngọc – Chủ tịch Hội đồng, Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phản biện 1, Tiến sĩ Hoàng Bằng A - phản biện 2 và các ủy viên Hội đồng, các nhà khoa học đánh giá cao đề tài do nhóm nghiên cứu thực hiện.
Để nâng cao và giúp đề tài ứng dụng tốt hơn trong thực tiễn, Tiến sĩ Trần Thúy Ngọc – Chủ tịch Hội đồng, Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phản biện 1, Tiến sĩ Hoàng Bằng A - phản biện 2 và các ủy viên Hội đồng, các nhà khoa học đã đưa ra một số ý kiến nhận xét, bổ sung hoàn thiện đề tài trên.
Đại diện cho Tiến sĩ Hoàng Bằng A - phản biện 2 đưa ra nhận xét về đề tài
Trong phần nhận xét Tiến sĩ Hoàng Bằng A - phản biện 2 cho biết, khi đánh giá thực trạng du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cần tập trung vào du lịch nông nghiệp tránh rơi vào các nội dung du lịch, nông thôn, du lịch sinh thái trên địa bàn. Cần phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó, tìm ra các hạn chế làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên…
Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phản biện 1, đề tài cần bổ sung một số nội dung để hoàn thiện hơn
Theo Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phản biện 1, đề tài cần bổ sung một số nội dung như: Trong một số giải pháp cần cụ thể hơn với nông dân, doanh nghiệp, HTX các hộ kinh doanh du lịch nông nghiệp để họ chủ động hơn. Kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên đưa nội dung xây dựng, triển khai các mô hình du lịch nông nghiệp vào tiêu chí thi đua hằng năm của khối huyện, xã trong những năm tới đây. Đề tài cần kiến nghị UBND Tỉnh Hưng Yên cho phép Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp sở Văn hóa thể thao và du lịch tập trung xây dựng điểm ở một huyện về du lịch nông nghiệp để thấy rõ tính hiệu quả của đề tài…
Các ủy viên Hội đồng đưa ra nhận xét về đề tài tại Hội nghị
Nhìn chung, việc nhóm nghiên cứu thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, công phu, độc lập, không trùng lặp. Mục tiêu, nhiệm vụ được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tên đề tài và đã đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Cách tiếp cận phù hợp, sát đối tượng nghiên cứu. phương pháp nghiên cứu khoa học, tính thực tiễn cao, có kết cấu chặt chẽ, hợp logic, phù hợp về hình thức, văn phong rõ ràng, mạch lạc. Nguồn tư liệu phong phú, là tư liệu quan trọng giúp Hưng Yên nghiên cứu triển khai có hiệu mô hình du lịch nông nghiệp đạt hiệu quả thiết thực trong thời gian tới.
Được biết, trong phần mục tiêu, nhóm nghiên cứu đưa ra tham vọng, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030…
Văn Việt