Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế số trong giai đoạn 2021-2025

Thứ ba, 15/10/2024 - 09:33

Hòa cùng xu thế chung hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, xem đây là bước “bứt phá” trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tiễn cho thấy nền kinh tế số đã mở ra nhiều cơ hội, đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, tỉnh đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu phấn đấu cơ bản về kinh tế số. Xác định năm 2024 là năm có ý nghĩa then chốt trong Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, ngay từ những tháng đầu năm, cấp ủy chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra. Với những chính sách linh hoạt cùng việc thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp, kinh tế số của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thái Nguyên hiện có 324 doanh nghiệp công nghệ số, ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm 2024 khoảng 530,3 nghìn tỷ đồng.

Thống kê từ đầu năm cho đến hết ngày 31/8/2024 có 820/898 doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 91,3%. Hiện tỉnh có 03 doanh nghiệp viễn thông (Viettel Thái Nguyên, VNPT Thái Nguyên, Mobifone Thái Nguyên) triển khai dịch vụ Mobile Money, đến nay có gần 503.000 khách hàng, với trên 9.300 điểm chấp nhận thanh toán. Việc triển thanh toán không dùng tiền mặt, Thái Nguyên có 29 chi nhánh Ngân hàng thương mại, 106 phòng giao dịch, 273 máy ATM và 2.274 máy POS được phân bổ rộng khắp trong toàn tỉnh; số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet/ATM/POS lũy kế đạt trên 6,6 triệu giao dịch, giá trị giao dịch đạt trên 66 nghìn tỷ đồng; Số lượng tài khoản thanh toán đạt hơn 2,2 triệu tài khoản.

C:\Users\ADMIN5S\Desktop\Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển kinh tế số_files\image001.jpg

Ảnh: Chương trình Livestream "Phiên chợ na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên" - thainguyen.gov.vn.

Theo Báo cáo, Sở đã phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp triển khai hỗ trợ cho 1.849 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng các nền tảng số, đồng thời, tổ chức 04 hội nghị đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, ứng dụng, khai thác nền tảng số với 84 doanh nghiệp tham dự. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiến bộ vượt bậc, đã và đang tạo ra cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong các công nghệ và quy trình sản xuất ngày càng được đẩy mạnh, do đó, đầu tư vào các khu công nghệ thông tin tập trung là xu hướng tất yếu.

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất ở nước ta trong những thập niên tới. Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ, thời gian tới, tỉnh cần xây dựng và hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế số; đầu tư phát triển hạ tầng số phục vụ hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế số trong kết nối, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; không ngừng chú trọng bồi dưỡng, phổ biến, trang bị kiến thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số; đồng thời, tập trung thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao các chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Chương trình, Chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn mới.

Bài: Ngọc Khanh