1. Nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, Đảng Cộng sản lãnh đạo là phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn. Sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa xã hội:
1.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Vì thế, ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” .
1.2. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và từ thực tiễn công cuộc đổi mới vừa qua, Đảng ta nhận thức rõ hơn việc xác định đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì đây là định hướng để Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách nhằm hiện thực hóa mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam. Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta xác định tám đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là kết quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. CNXH và con đường đi lên CNXH mà nhân dân ta lựa chọn, đó là:
Thứ nhất, Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.
Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ bởi vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ.
Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, khác hẳn về chất so với các xã hội trước đây, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng nhìn nhận thấy vẫn còn một số hạn chế, tồn tại:
Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3. Sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về đường lối đổi mới; về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Lợi dụng những hạn chế, tồn tại ở Việt Nam hiện nay, các thế lực thù địch tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc ở các phương diện sau:
Về nội dung: Thời gian qua cũng xuất hiện những luận điểm xuyên tạc cho rằng, con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đã chọn là con đường tốn xương máu cho cả dân tộc, nếu đi con đường khác thì đã có thể tránh được mấy cuộc chiến tranh tàn khốc. Chúng bôi nhọ, xuyên tạc đường lối và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của: Chúng tập trung phê phán, xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam là độc tài, mất dân chủ, lợi dụng cụm từ “dưới sự lãnh đạo của Đảng” để cho rằng Đảng đứng trên pháp luật. Một số kẻ cho rằng Việt Nam nếu tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa sớm muộn sẽ bị sụp đổ như viễn cảnh của Liên Xô và các nước Đông Âu. Với nội dung công kích, bôi nhọ trên ít nhiều tác động đến tâm lý thanh niên, làm cho một bộ phận thanh niên hoang mang, dao động.
Về hình thức: Không gian mạng đã và đang trở thành công cụ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chuyển hóa chính trị, khủng bố. lập những tài khoản giả mạo trên mạng xã hội; cắt, ghép đăng tải thông tin sai sự thật, gieo rắc tâm lý hoang mang, hoài nghi, mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và bộ máy chính quyền, đặc biệt là “một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thế lực thù địch xuyên tạc nền tảng tư tưởng chính trị và mong muốn thủ tiêu ý thức hệ. Chúng tăng cường đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội (zalo, facebook, instagram, Viber, WhatsApp, Youtube, tiktok...) các bài viết, video phủ định, phản bác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta. Các đối tượng cho rằng chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với cách mạng Việt Nam. Với hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua mạng xã hội đã tác động hàng ngày, hàng giờ đến tâm lý nhân dân, đặc biệt là thanh niên rất nhanh nhạy với các thông tin trên mạng xã hội, do đó cần phải có sự định hướng nhận thức, tư tưởng và hành động đúng trong thanh niên.
4. Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của thanh niên đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh ngăn chặn luận điểm sai trái của các thế lực thù địch với vai trò tiên phong, gương mẫu đấu tranh của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ. đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, là tuyên truyền, bảo vệ; “chống” phải quyết liệt, hiệu quả; chống là đấu tranh, để kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các giải pháp đề ra tập trung ở một số điểm như sau:
Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí quyết tâm cao và niềm tin sắt đá vào độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nâng cao nhận thức cho thanh niên để họ luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững.
Thứ hai, đa dạng hóa nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Cần thiết lập hệ thống kiểm duyệt thông tin ngay từ ban đầu, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, hội, nhóm đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật trên mạng xã hội; đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với hệ thống báo điện tử. Sớm khắc phục tình trạng sai tôn chỉ mục đích, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị, tạo “mảnh đất” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị dễ dàng lợi dụng, khai thác thông tin, nói xấu chế độ.
Thứ tư, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa cho thanh niên.
Kết luận
Một lần nữa chúng ta khẳng định: CNXH và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và nhân dân ta. Đó là tuyên ngôn chính trị mang tầm chiến lược phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; là mục tiêu, lý tưởng và tình cảm của Đảng và dân tộc ta; là nền tảng lý luận, chính trị, tư tưởng, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước ta. Để bảo vệ lý tưởng đó, thanh niên phải tin tưởng vững chắc vào con đường xã hội chủ nghĩa, vào một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc; đồng thời kiên quyết đấu tranh và phản bác những quan điểm sai trái, phản động, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
----------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hội đồng lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Hội đồng lý luận Trung ương (2015), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia.
3. Cục Tuyên huấn (2019), Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch (sách chuyên khảo).
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
6. Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Danh Phúc - Sở Xây dựng TP Hà Nội