Thứ màu vàng óng thường bị vứt bỏ, ai ngờ "bổ ngang nhân sâm", là "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên của người Việt

Thứ hai, 11/11/2024 - 09:01

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, râu ngô không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là "bài thuốc" tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bắp ngô là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thế nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh hạt ngô ngon ngọt, râu ngô - bộ phận vàng óng thường bị vứt bỏ - lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng quý giá không thua kém gì nhân sâm.

30464315e447485592d6715c9a30aedc.jpeg

Trong khi chúng ta hay bỏ phí râu ngô, thì trong Y học cổ truyền, loại thảo dược này lại được đánh giá cao như một "phương thuốc tự nhiên" giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan đến thận, gan.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, râu ngô chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

- Vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, K - cần thiết cho sức khỏe toàn diện.

- Flavonoid, acid pantothenic, biotin, inositol - giúp chống lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

- Saponin, sterol (như sytosterol, sigmasterol) - hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm.

- Các vi chất và khoáng chất khác - giúp điều hòa huyết áp, đường huyết.

Thứ màu vàng óng thường bị vứt bỏ, ai ngờ "bổ ngang nhân sâm", là "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên của người Việt- Ảnh 2.

Râu ngô - bộ phận vàng óng thường bị vứt bỏ - lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng quý giá không thua kém gì nhân sâm.

Với thành phần dinh dưỡng phong phú này, râu ngô không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là "bài thuốc" tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Những món ăn, bài thuốc tuyệt vời từ râu ngô

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Râu ngô có thể được sử dụng như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Các hợp chất trong râu ngô giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Mỗi ngày, bạn có thể sắc 40 - 50g râu ngô lấy nước uống, có thể kết hợp với các thảo dược khác như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt... để tăng hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trong râu ngô có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương, đồng thời làm giảm các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường.

Thứ màu vàng óng thường bị vứt bỏ, ai ngờ "bổ ngang nhân sâm", là "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên của người Việt- Ảnh 3.

2. Chống lão hóa, làm đẹp da

Râu ngô chứa nhiều vitamin A, B, C và các vi chất tự nhiên giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Uống nước râu ngô đều đặn giúp bảo vệ da khỏi lão hóa, làm cho làn da căng bóng và mịn màng hơn. Đây là bí quyết chăm sóc sắc đẹp mà phụ nữ có thể áp dụng để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên.

3. Lợi tiểu và hỗ trợ thải độc

Trong Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh thận và bàng quang. Nó có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật và thanh lọc cơ thể. Nước râu ngô giúp làm giảm triệu chứng tiểu rắt, bí tiểu, viêm tiết niệu, và các bệnh liên quan đến gan mật như sỏi mật, viêm gan.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, giúp làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư. Các chất này bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm.

Cách sử dụng râu ngô hiệu quả

Thứ màu vàng óng thường bị vứt bỏ, ai ngờ "bổ ngang nhân sâm", là "thuốc hạ đường huyết" tự nhiên của người Việt- Ảnh 4.

- Cách pha nước râu ngô: Bạn có thể dùng 20-50g râu ngô tươi hoặc khô, đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 10-15 phút, sau đó lọc bỏ bã và uống khi nước nguội. Nước râu ngô có vị ngọt tự nhiên, dễ uống và có thể dùng hàng ngày như một loại trà thảo mộc.

- Lưu ý: Chỉ nên sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần rồi mới tiếp tục để tránh tình trạng rối loạn điện giải.

Không uống quá nhiều vào buổi tối vì râu ngô có tác dụng lợi tiểu, có thể khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều lần. Với trẻ nhỏ, nên giảm liều lượng, chỉ nên sử dụng khoảng 10g râu ngô khô mỗi lần và không nên dùng thay nước lọc hàng ngày.

Đậu Đậu