Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online cho giảng viên và sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay

Thứ bảy, 05/11/2022 - 08:00

NCKH - Tóm tắt: Hiện nay, vấn đề văn hóa học trực tuyến tại các trường Đại học ở Việt Nam trong thời kì công nghiệp số hóa và hội nhập quốc tế luôn là vấn đề rất đáng quan tâm và thu hút nhiều giấy mực của các chuyên gia lý luận, các nhà sư phạm và trong đó có tôi nhằm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy trong thời gian qua việc dạy và học online đã đạt hiệu quả nhất định xong vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong đó có vấn đề về kỹ năng ứng xử văn hóa của thầy và trò. Bài viết đã khảo sát 892 sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay nhằm chỉ ra thực trạng chung về văn hóa ứng xử trên không gian lớp học trực tuyến từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online cho giảng viên và sinh viên đại học hiện nay.

Từ khóa: văn hóa, ứng xử, văn hóa ứng xử học đường, văn hóa ứng xử học đường online, kỹ năng, kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online.

I.   ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển như vũ bão; đặc biệt trong những năm gần đây “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), nó đã và đang tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo ấy, có thể nói Giáo dục đại học là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng 4.0. Hiện nay, các trường đại học đã và đang thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, hình thức dạy học để thích ứng với bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước. Ngoài các lớp học truyền thống ofline thì nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện các lớp dạy học online; đây là một trong những hình thức dạy học tại các trường đại học, giúp hiện đại hóa giáo dục, hội nhập với quốc tế, góp phần hướng đến xây dựng những công dân toàn cầu có khả năng làm chủ, có năng lực và phẩm chất tốt để xây dựng tổ quốc và sánh vai với các cường quốc Năm Châu, để thích ứng và giải quyết những vấn đề mới của thời đại, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang đổi thay hàng ngày. Tuy nhiên, trong không gian lớp học trực tuyến vẫn còn tồn tại những vấn đề đáng bàn cãi nhất là về văn hóa ứng xử của trò và của thầy. Bài viết đã chỉ ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online cho giảng viên và sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay

II.   NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Một số khái niệm cơ bản

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn, với ý nghĩa chung nhất văn hóa vẫn luôn mang hàm ý chỉ những giá trị tốt đẹp do con người sáng tạo ra.

Theo Trần Ngọc Thêm: “ Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình 1 [6, 21].

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người 2 [7, 136].

Kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo học thuyết Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa văn hóa như sau : “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 3 [8 , 431].

Cũng như khái niệm văn hóa, văn hóa ứng xử được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, ứng хử là từ ghép ᴄủa hai từ ứng ᴠà хử. Trong đó, “ứng” mang nghĩa là ứng phó, ứng biến. Còn “хử” mang nghĩa là хử lý, хử thế, хử ѕự,… Theo tôi, ứng xử là cách thức con người lựa chọn để đối xử với nhau trong giao tiếp sao cho phù hợp và hiệu quả; là phản ứng của con người khi nhận được cách đối xử của người khác, trong những tình huống cụ thể .

Dưới góc độ tâm lý học, GS.TS Đỗ Long đã đưa ra khái niệm: "Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lý và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, xã hội" 4 [9, 73].

Văn hóa ứng xử học đường, được hiểu là các chuẩn mực mang tính đạo đức, thẩm mĩ chi phối hành vi ứng xử của con người trong môi trường học đường được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động… trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

Theo tôi, Văn hóa ứng xử học đường online là những hành vi ứng xử được giảng viên và sinh viên lựa chọn khi tương tác với nhau trong mỗi tiết học, sao cho vừa đạt được mục đích tri thức ở một mức độ nhất định, vừa mang lại sự hài lòng cho các bên, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm học online khác nhau, phổ biến là: Zoom, Google Meet, Team, Google Classroom,... Ở Việt Nam, có một số mạng xã hội được ưa thích là Facebook, Zalo, Youtube, Messenger... cũng được sử dụng để dạy và học online. Học đường online có những tính năng như chat, E-mail, chia sẻ file, hình ảnh, nghe nhạc, xem video, trò chuyện nhóm...

Theo Từ điển Tiếng Việt “ Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” 5 [10, tr.644].

Theo tôi , kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, bao gồm thái độ, cử chỉ của giảng viên và sinh viên: nét mặt, ánh mắt, nụ cười; cùng với nó là dáng điệu (chững chạc, đàng hoàng), cử chỉ (động tác tay, chân); lời nói (thể hiện qua nội dung và thể hiện qua giọng nói (âm lượng, tốc độ) và cách nói; trang phục (thể hiện chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ)...

2. Thực trạng văn hóa ứng xử học đường online của giảng viên và sinh viên ở các trường đại học Việt Nam hiện nay

Dưới sự hỗ trợ của công cụ google form bằng hình thức trắc nghiệm, tôi đã điều tra 894 sinh viên trong các trường đại học từ năm nhất đến năm tư theo các khối ngành đào tạo khác nhau, trong đó có 892 phiếu trả lời hợp lệ.

Về phía giảng viên

Qua khảo sát, thứ nhất tôi thấy rằng trong lớp học online đại đa số các giảng viên của các trường đại học ở Việt Nam đều được sinh viên ghi nhận và đánh giá cao về văn hóa ứng xử chuẩn mực của nghề giáo. Bàn về vấn đề này, tôi đã hỏi và thu được kết quả trả lời từ sinh viên trong bảng 3 dưới đây.

Thứ hai , các giảng viên cũng rất chuẩn mực trong phát ngôn ứng xử đối với sinh viên trong lớp học online, bên cạnh đó các em cũng thấy thỉnh thoảng có những thầy/ cô phát ngôn chưa mang tính mô phạm, chưa phù hợp với văn hóa ứng xử học đường. Về vấn đề này, tôi đã khảo sát và nhận được kết quả như bảng số liệu dưới đây.

Thứ ba , chưa có sự đồng nhất về việc đưa ra quy chế dạy học online của giảng viên. Khảo sát về vấn đề này, tôi đã ghi nhận được kết quả trả lời của sinh viên như bảng 05 dưới đây.

Về phía sinh viên

Đa số sinh viên của các trường đều có văn hóa ứng xử tốt nhưng kỹ năng ứng xử vẫn còn hạn chế.

Thứ nhất, văn hóa ứng xử qua chào hỏi và mở Cam của sinh viên trong học đường online còn nhiều hạn chế và cần được nâng cao kỹ năng này nhiều hơn nữa. Nhiều sinh viên đã quên mất hành động chào thầy/ cô - một hành động bắt buộc đầu giờ được hình thành từ khi đi học. Khảo sát vấn đề này, tôi đã nhận được kết quả như bảng 6 dưới đây.

Thứ hai, nhiều sinh viên ngồi học không ngay ngắn, trang phục không phù hợp,... gây ra sự phản cảm và thiếu sự tôn trọng đối với giảng viên và các bạn. Tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã thu nhận được kết quả như bảng 7 dưới đây.

Thứ ba, hiện tượng sinh viên tự ý tắt cam làm việc riêng và giảng viên đã gọi rất nhiều lần nhưng không thấy đâu. Khảo sát 892 sinh viên, tôi đã nhận được kết quả như bảng 8 dưới đây.

Thứ tư, sinh viên mở Mic nói tự do, đôi khi lại xen lẫn tiếng nói của các bậc phụ huynh còn khá cao. Bảng 9 dưới đây, thể hiện rõ thực trạng nói này.

Thứ năm , sinh viên vào lớp trễ vẫn còn, thậm chí có sinh viên mở Cam nhưng vẫn ngủ do chưa tự giác học tập và nghiên cứu tài liệu, ỷ lại, trông chờ vào giảng viên.

Cuối cùng, sinh viên cũng triệt để sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo... lập một số nhóm để lan truyền, phổ biến thông tin đề thi, các kỹ thuật quay cóp bình phẩm về thầy cô, bạn bè…

Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online cho giảng viên và sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Để có kỹ năng ứng xử tốt, mỗi người cần phải có hiểu biết đúng về những gì mình đang làm. Người có kỹ năng tốt là người có khả năng làm đúng và chính xác các yêu cầu về nghiệp vụ, nhưng đồng thời hiểu được vì sao lại cần làm như vậy. Chỉ khi họ thao tác thành thạo với tất cả tâm huyết và sự chủ động của mình, khi đó mới được coi là kỹ năng tốt. Do đó, để nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online của thầy và trò tại học đường đại học ở Việt Nam tôi đề xuất một số giải pháp sau.

Đối với giảng viên

Thứ nhất, để việc dạy và học diễn ra suôn sẻ ngay từ ngày đầu tiên của mỗi học kỳ các giảng viên trong nhà trường cần xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa học đường trong lớp học trực tuyến, đây là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp quản lý lớp học hiệu quả hơn. Sau khi các quy tắc được nêu lên cả thầy/ trò đều thống nhất thực thi.

Thứ hai, đối với các hành vi sai trái của sinh viên, chúng ta nên nói chuyện với các em bằng giọng tôn trọng, tích cực. Để làm được điều này đôi khi rất khó, vì vậy cần phải rèn luyện thì chúng ta mới có kỹ năng ứng xử khéo léo thông minh và đạt hiệu quả trong giáo dục.

Thứ ba, giảng viên luôn có hành vi và thái độ chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử. Các thầy/ cô giáo nói năng nhẹ nhàng, giảng giải rõ ràng nên tạo cảm giác thân thiện mà mẫu mực, nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, độ lượng, bao dung, hết lòng yêu thương chỉ bảo đối với các em.

Thứ tư, giảng viên cần thể hiện năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy tại học đường online. Với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, giảng viên phải tăng cường giám sát, tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình học và sau giờ học. Đồng thời, thầy/cô phải có sự đối xử công bằng, luôn là người gợi mở, định hướng, cố vấn để sinh viên chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức và hình thành văn hóa đẹp.

Đối với sinh viên

Thứ nhất, sinh viên cần xây dựng cho mình kỹ năng lắng nghe và quan sát. Khi được giảng viên chào hỏi mở đầu cho buổi học, các em cần tự giác mở Cam và gửi lời chào lại như dân gian chúng ta từng nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” . Khi các bạn chào giảng viên điều này cho thấy sự sẵn sàng tương tác, gây không khí vui tươi, phấn khích, giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng trong buổi học online.

Thứ hai, sinh viên khi vào lớp học online trễ hoặc đôi lúc sơ ý mở Mic nói năng tự do, xen lẫn tiếng nói của phụ huynh... cần có kỹ năng xử lý nhanh để chấm dứt, biết nói lời “xin lỗi” hoặc biết nói “lời cảm ơn” khi vào lớp... Đây là kỹ năng giao tiếp cơ bản thể hiện nếp sống văn minh.

Thứ 3, các Chi bộ, Khoa, Trung tâm, Phòng ban, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ các lớp cần phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục, đào tạo, định hướng chuẩn về văn hóa ứng xử trong sinh viên. Mỗi tháng cần triển khai đánh giá hoạt động về văn hóa ứng xử, tổ chức tuyên dương hành vi đẹp, hành động xấu cần phải được phê bình rộng rãi mang tính cảnh báo, răn đe và áp chế.

Thứ tư , sinh viên cần có những trải nghiệm thực tế, mạnh dạn dấn thân vào các hoạt động như ngày hội việc làm, hoạt động tình nguyện, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động vì cộng đồng, hoạt động tri ân... tự giác rèn luyện và bồi dưỡng về nhân cách, phẩm chất, đạo đức, lối sống cho bản thân.

Thứ năm , sinh viên rèn luyện về chuyên môn, tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hội thi tay nghề, tham gia các cuộc hội thảo... để được trải nghiệm thực tế, được tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau để qua đó được thể hiện và phát triển bản thân.

Đối với phụ huynh sinh viên

Trong quá trình học online, các phụ huynh cần có trách nhiệm tạo không gian học tập an toàn, lành mạnh, yên tĩnh cho con em của mình đạt hiệu quả cao nhất; tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện; không bạo lực với con em của mình; hợp tác, chia sẻ, không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm với giáo viên, sinh viên, nhân viên trong nhà trường.

III. KẾT LUẬN

Kỹ năng ứng xử văn hóa học đường cần được đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường và các cơ sở giáo dục từ bậc học nhỏ nhất. Bởi hành vi, lối sống văn minh thanh lịch nếu được hình thành sớm trong giao tiếp hằng ngày sẽ mang lại những tác dụng lớn. Nó thật sự trở thành hành trang quý để mỗi sinh viên bước vào cuộc sống và trở thành những công dân toàn diện cả về trí thức lẫn đạo đức, tâm hồn. Việc nâng cao kỹ năng ứng xử văn hóa học đường online đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm của các cơ sở giáo dục với sự kết nối chặt chẽ đến gia đình và sinh viên. Nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường là cách thức để hướng tới mục tiêu quan trọng mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo “việc học thật, thi thật”.

ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001

2.      Erhard Thiel (1996), Hành vi giao tiếp (Người dịch: Phạm Minh Tuấn và Lê Bách Hoa), Nxb. Trẻ.

3.      Vũ Gia Hiền, Nguyễn Hữu Khương (2006), Văn hóa giao tiếp trong học đường đại học, Nxb. Lao động.

4.      UNESCO năm 2002-Tuyên bố chung về tính đa dạng của Văn Hóa

5.      Đào Duy Anh- Việt Nam Văn Hóa Sử Cương- Nxb Văn Hóa Thông Tin năm 2000.

6. Trần Ngọc Thêm –Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Viêt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1997.

7. C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.42

8.      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t3.

9. Đỗ Long (2008), Tâm lý học với văn hóa ứng xử, NXB. Văn hóa thông tin (4, tr.73) .

10.  Hoàng Phê (chủ biên) 2008, Từ điển Tiếng Việt , NXB Đà Nẵng

Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh