TNV - Ngày 20/4/2022 tại Hà Nội, Cục Xúc Tiến thương mại - Bộ Công Thương và Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và các đối tác trong nước và quốc tế đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 và Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa”.
Diễn đàn là một trong các sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ được diễn ra từ ngày 18/4 – 24/04/2022 nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 cũng như tăng cường nhận biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) và quảng bá các sản phẩm đạt THQG Việt Nam đã được Chính phủ công nhận.
Diễn đàn năm nayđược tổ chức theo hình thức hybrid (trực tiếp và trực tuyến) đã thu hút sự tham gia đông đảo từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế,cộng đồng doanh nghiệpvà đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết: “Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 với chủ đề Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nâng tầm vị thế - Chắp cánh bay xa được Bộ Công Thương tổ chức hôm nay trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức bình thường hóa các hoạt động kinh tế, hướng tới phục hồi kinh tế và tăng trưởng mạnh mẽ sau hai năm bị đứt gãy do ảnh hưởng đại dịch Covid 19. Với các nội dung được chia sẻ tại Diễn đàn, tôi rất mong các doanh nghiệp Việt Nam thấy được giá trị Thương hiệu quốc gia trong mối tương quan với thương hiệu sản phẩm/thương hiệu doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến việc quảng bá hàng hóa và thương hiệu Việt thông qua mạng lưới các Trung tâm thương mại do người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ sở hữu để nâng cao cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Cũng phát biểu chào mừng tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giaoÔng Phạm Quang Hiệu chia biết: “Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao vui mừng chứng kiến sự phát triển không ngừng của cộng đồng NVNONN và những đóng góp của cộng đồng cho việc xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và thương hiệu Việt. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển; phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương và cơ quan trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ nhằm tận dụng đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới”.
Diễn đàn tập trung vào các chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, cụ thể, trong trong khuôn khổ Diễn đàn, BàLindsey M.Bier Marshall, Giáo sư Khoa kinh doanh, Đại học Nam California, Hoa Kỳcó bài trình bày với chủ đề “ Thương hiệu quốc gia trong mối tương quan với thương hiệu sản phẩm/thương hiệu doanh nghiệp: Tiếp cận từ góc nhìn quốc tế ”đã giúp các doanh nghiệp nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa Thương hiệu quốc gia và thương hiệu sản phẩm/thương hiệu doanh nghiệp trong sự phát triển và nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp. Do vậy, khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao, và khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Cũng là câu chuyện liên quan đến xây dựng thương hiệu quốc gia, Bà Trần Tuệ Tri, Phó Chủ tịch Thương hiệu toàn cầu của Unileverđã có chia sẻ xung quanh việc các quốc gia đã duy trì được hình ảnh và vị thế của mình trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19. Từ đó đã đưa ra một số đề xuất để nâng cao hơn nữa về thương hiệu quốc gia Việt Nam một cách toàn diện, trong đó bao gồm: Nâng cao chất lượng cuộc sống - Giáo dục & Chăm sóc sức khỏe, Cải thiện tính bền vững, Khôi phục du lịch sau COVID và Xây dựng các thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực. Nhận định về vấn đề này, Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đã có phần chia sẻ về “ Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” .Những năm gần đây, thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.
Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022đã có phiên tọa đàm giữa các doanh nghiệp với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế để tập trung làm rõ hơn những ý tưởng để cộng đồng doanh nghiệp vận dụng trong câu chuyện xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, đặc biệt việc quảng bá thương hiệu thông qua hệ thống kiều bào và mạng lưới các Trung tâm thương mại do người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ.
Cũng tại tọa đàm, việc tận dụng những lợi thế của thương hiệu quốc gia đem lại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp cũng tiếp tục được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.Từ đó, thông qua tọa đàm có những đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước để những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu ngày càng hiệu quả hơn, chắp cánh cho Thương hiệu Việt Nam bay cao hơn và xa hơn trên bản đồ thương hiệu thế giới.
Hoàng Hà