Tiềm năng hay không hàng thủ công thương hiệu Việt

Thứ ba, 22/04/2025 - 15:17

Hồi tưởng lại những ngày đầu bước sang "làm thương mại" - ánh mắt vụt nhìn ra xa xăm, hàng trăm thứ việc đòi hỏi chị Dung phải ra quyết định: Nào là xin cấp phép, cầm cố giấy tờ nhà đất để vay nợ ngân hàng, vận động bà con xúm vào hợp tác, tìm nguồn nguyên liệu song mây trong nước, thuê chuyên gia tư vấn về "cầm tay chỉ việc" cho bà con phương án tiếp cận với mẫu mã mới theo yêu cầu của thị trường…

Tôi thích đi Hội chợ

Tôi thực sự rất thích góp mặt tại các Hội chợ, nhất là Hội chợ tổ chức dưới trung tâm tỉnh.Ở đó, được mải mê ngắm các gian hàng trưng bày đa dạng sản phẩm sản xuất trong nước, đặc biệt là đồ mỹ nghệ. Món hàng thường hấp dẫn tôi chính là đồ thủ công mây tre đan đến từ các làng nghề truyền thống, vừa xinh xắn, bền đẹp, mẫu mã lại khá đa dạng, mua về ngắm và lưu giữ làm kỷ niệm.

Hội chợ ngoài chức năng quảng bá thương hiệu sản phẩm còn có thêm một vai trò quan trọng đó là cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, trong đó, vấn đề xúc tiến thương mại luôn được đề cao.

Hội chợ Hùng Vương năm vừa rồitại Việt Trì, Phú Thọtổ chức quy mô lớn, do đó các mặt hàng trưng diện rất bề thế, số lượng gian hàng kín khu vực quảng trường. Tôi dạo thăm một vòng và dừng lại không gian giới thiệu các sản phẩm truyền thống đến từ các vùng miền. Từ nhỏ đến lớn: túi xách, hom giỏ, ủ ấm, nón lá, khay trà, hộp đựng giấy, mâm…trong gian hàng của tỉnh Hòa Bình. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ đều được người bán hàng giới thiệu rất tỉ mỉ. Theo chị Dương Thị Bin,là người bán bán và trực tiếp giới thiệu sản phẩm thì: Đây là dòng sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Bản Bui sản xuất, đơn giá cũng được "niêm yết", nếu mua số lượng lớn thì bên em có thể cung cấp số điện thoại để anh trao đổi trực tiếp với chị Dung, Chủ nhiệm HTX, chị ấy không tham dự Hội chợ mà đang "điều hành" công tác sản xuất và bán hàng tại quê…

Tôi "mặc cả" đơn giá số đồ lựa riêng khoảng vài chục thứ thì người bán hàng bấm máy gọi về cho "Chủ nhiệm Dung", họ trao đổi bằng "sóng ngắn" - tiếng dân tộc Mường cho nên tôi chỉ mỉm cười mà chẳng hiểu gì. Đại ý là bác này mua nhiều đồ lắm, mỗi thứ "bớt cho một ít", được không? Phía kia chị ấy cười vang tới nỗi tôi đứng khá xa mà nghe rõ mồn một, giòn tan…Ồ, mà chị ấy nói thạo cả tiếng Kinh mà. Tôi nhận điện thoại từ tay người bán hàng và trình bày: Em mua nhiều đồ, chị phải có "khuyến mại" chứ? Chị ấy nói rằng nghe nói chú em làm bên truyền thông, có khuyến mại là đương nhiên. Nhưng chú thấy không, hàng của ta làm thủ công chả kém gì…của Tây, nếu có thời gian ghé qua thăm cơ sở sản xuất bên này nhé, chị bận lắm, cứ "cắm chốt" ở bản thôi…

Thăm làng nghề Truyền thống Bản Bui

Thời gian thoi đưa, loáng cái đã sắp sang hè, ngồi ngắm mấy thứ đồ sắp đặt trong phòng khách làm tôi sực nhớ tới lời mời của "Chủ nhiệm Dung", liền hoạch định cung giờ đẹp khởi hành chuyến thăm làng nghề truyền thống mãi thượng huyện Lạc Sơn.

Qua Thành phố Hòa Bình, ngược dốc Cun hơn chục cây số, lướt vùng chuyên canh Cam Cao Phong và Mía Tân Lạc đến ngã ba Mãn Đức(địa danh được ví như "ngã ba Đông Dương" thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, quân đội ta vận chuyển lương thảo và quân khí qua Lào và Campuchia) thì rẽ tráisang đường 12B. Theo định vị, còn khoảng gần 20km nữa sẽ về đếnTrung tâm huyện Lạc Sơn rồi đi tiếp 10km thì đến Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, là thủ phủ của đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan, dệt thổ cẩm và làm rượu cần nổi tiếng khu vực Tây Bắc.

Do có hẹn trước nên Chủ nhiệm Quách Thị Dung đã ra đón tôi tận phía cổng ngoài, nơi lắp đặt tấm biển khá "khiêm tốn": HTX Mây Tre đan Bản Bui.

Chị Dung hơi đậm người, nổi lên trên khuôn mặt đôi nét hơi khắc khổ đặc trưng của người vùng cao. Tuy nhiên, sự cởi mở và hiếu khách làm tôi nhớ lại cuộc "điện đàm" tươi rói hồi đầu năm với Chị và quên đi tuổi Quý Mão 1963 trong điệu cười toát lên vẻ hồn hậu và điềm tĩnh. Thuận chân, chị dẫn tôi ghé thăm một vòng khu vực tập kết nguyên liệu, lò sấy, kho thành phẩm chuẩn bị xuất bán và thăm căn nhà sàn được bài trí công phu,trưng bày một số các vật dụng truyền thống: thau đồng, chiêng trống, dao đi nương, mõ trâu, kiếm cổ, súng kíp,…Đặc biệt, kín vách treo Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận tham dự và đạt giải của Làng nghề…được lắp đặt cẩn trọng. Tôi xem lướt một vòng, có cả Bằng khen của Thủ tướng, của Ủy ban Dân tộc, các Bộ ngành, Tỉnh, Huyện…thật sự tôi đã bị thuyết phục trước khi câu chuyện muốn trao đổi với chị Quách Thị Dung được bắt đầu.

Được biết, sau 17 năm khởi nghiệp (từ năm 2000 đến 2017), Làng nghề Truyền thống Bản Bui được Nhà nước ủy quyền cho đồng chí Bí thư Huyện ủy về tận nơi trao Giấy chứng nhận đạt Làng nghề cấp tỉnh và nhận đầu tư ban đầu 50 triệu đồng "động viên" ngay trong sự kiện ấy. Cùng với đó là định hướng Làng nghề phát triển theo hướng Ocop (viết tắt của cụm từ "One Commune One Product" - "Mỗi xã một sản phẩm"), theo hướng phát huy nội lực như nguồn lao động, văn hóa địa phương, trí tuệ, sự sáng tạo ...Chủ trương này được Thủ tướng Chính phủ ban hành như một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và khuyến khích thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Bản Bui thoát nghèo từ tư tưởng

Trong chuỗi tâm sự nghề, Chị Dung cho biết: Chị về làm dâu xóm Bui từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước khi vừa đôi tám, anh là bộ đội,cả thời thanh xuân gắn với chiến trường bên Lào,thi thoảng mới về thăm nhàcho nên một tay chị sinh con, chăm sóc và tất tưởi ruộng vườn, nương rẫy. Suốt nhiều năm liền, ngoài chăn nuôi gia cầm tại gia chị cũng tham gia thả trâu bò cùng bà con theo những vạt rừng, dường như cứ đi theo tiếng mõ hoài, tiếng mõ quen là trâu nhà đang trong thung rậm. Những khi rảnh rỗi lại thành lập nhóm cắt tỉa dây rừng rồi ngồi túm tụm đan lát những thứ đồ phục vụ sinh hoạt nông gia: Quạt nan, giỏ cua, cơi trầu, gùi…theo kiểu truyền tay, người thành thạo hướng dẫn cho người mới tập, thì từ bao đời nay vẫn cứ bảo ban nhau theo cách ấy mà thành biết việc, biết nghề. Nhữngnăm tháng đó ai nghĩ sẽ có ngày "khởi nghiệp" bằng nghề này đâu, đúng là cái duyên, Nhà báo ạ!

Thế rồi anh nhà chị giải ngũ,phục viên, về công tác bên huyện ủy, tham gia công tác chính trị, được gần nhà.Anh ấy rất khéo tay, ngoài giờ hành chính thườnghay đan lát mấy thứ đồ cho vợ mang ra bán ở chợ phiên, hàng tốt, người ta mách nhau đặt, cứ lên rừng kiếm nguyên liệu về làm mà không hết việc…Cũng vì thế mà anh nhà chị quyết định "về một cục" để tính hướng vợ chồng làm ăn…

Chị Dung tiếp lời: Hòa chung với xu hướng chuyển đổi kinh tế, Nhà nước mình đề cao phục hồi các làng nghề truyền thống, cùng quyết tâm cao trong việc phụcdựng lại, nhằm lưu giữ nét văn hóa cổ truyền dân tộc đang trong giai đoạn cảnh báo dần bị mai một. Các đồng chí cán bộ tỉnh đi cùng đoàn Liên minh các Hợp tác xã và lãnh đạohuyện về tận Xóm Bui để tiếp cận với bà con.Các bác ấy hứa rằng, nếu có nhiều sản phẩm đẹp thì huyện và tỉnh sẽ đồng hành cùng dân bản, chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí đi lại, ăn nghỉ, cốt sao tham góp sản phẩm độc đáo của địa phương mình giới thiệu tại tất cả các Hội chợ trên cả nước…Được lời như cởi tấm lòng, bên ngân hàng thì theo đó mà tạo chính sách cho vay lãi suất thấp. Cá nhân Chị được chồng và bà con thôn bản ủng hộ và đồng hành cho nên mạnh dạn đứng ra gánh vác trọng trách đứng đầu, được tạo điều kiện đi tham quan học tập mô hình phát triển kinh tế hợp tác xã ở một số nơi…hay lắm, chú ạ!

Thế chuyện riêng của gia đình chị thì sao, tôi gặng hỏi - Chị Dung xả liền một mạch:

Chả giấu gì em, chị có 2 con, một trai một gái. Cậu lớn sinh năm 1986, tuổi Bính Dần - cũng đa tài, mê ca hát từ nhỏ thế là xin bằng được bố mẹ cho đi học dưới Học viện Âm nhạc Quốc gia từ hệ sơ cấp trở lên.Sau ngót chục năm, tốt nghiệp thì tham gia dạy học, nhậnlương tập sự thấp quá thế là tự quyết định nhảy ra làm ngoài với đủ thứ nghề: Cho thuê xe đám cưới, chạy xe du lịch, sắm sanh đồ lắp đặt tổ chức sự kiện, dẫn chương trình MC văn nghệ…, được cái hát hay nhất bản. Còn cô con gái tuổi Kỷ Tỵ, sinh cuối năm 1989, học Sư phạm I Hà Nội, sau khó xin việc quá lại phải học thêm để rẽ sang ngạch giáo viên Mầm non…Các cháu đều đã xây dựng gia đình, kết hôn với vợ chồng là giáo viên và cùng ở chung thổ đất với chị, mỗi đôi đều sinh hai cháu xinh xắn…

Tôi ngắt lời chị, và hỏi thêm: Sao giữa vùng núi rừng sâu thẳm thế này mà mấy chục năm trước chị đã biết cho các cháu về thủ đô theo học những trường "top đầu" thế ạ? Mà chắc ở cấp phổ thông các bạn ấy phải có kết quả khả quan lắm?

Ngoảnh sang tôi, chị chia sẻ: Thì đấy chú, trước túng bấn các cháu thương bố mẹ chăm chỉ học hành lắm. Sau làm ăn khấm khá lên chả đầu tư cho con thì đầu tư vào đâu nữa hả chú?

Tôi phỏng đoán và nhận thấy nét đột phá này có đượcchắc cũng từ khi chị Dung bước chân ra với "thương trường" dạo mới khởi nghiệp. Cú va với xã hội cho chị thấy có một con đường duy nhất để giảm bớt lao động chân tay chính là nhờ vào cái sự học hành.Ngoài kia, người ta "lên mặt với đời" ở chỗ con cái phương trưởng. Chị cho con đi học và cùng lúc động viên xóm láng cho con cháu tới trường, Bản Bui thoát nghèo từ tư tưởng…

Hành trình phát triển kinh tế một phần tư thế kỷ qua

Năm 2025 là tròn một phần tư thế kỷ khởi nghiệp của Hợp tác xã Mây tre đan Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, đơn vị do chị Quách Thị Dung làm chủ nhiệm.

Hồi tưởng lại những ngày đầu bước sang "làm thương mại" - ánh mắt vụt nhìn ra xa xăm, hàng trăm thứ việc đòi hỏi chị Dung phải ra quyết định: Nào là xin cấp phép, cầm cố giấy tờ nhà đất để vay nợ ngân hàng, vận động bà con xúm vào hợp tác, tìm nguồn nguyên liệu song mây trong nước, thuê chuyên gia tư vấn về "cầm tay chỉ việc" cho bà con phương án tiếp cận với mẫu mã mới theo yêu cầu của thị trường…

Mà chú biết không? Chính cái mô hình tổ chức giới thiệu sản phẩm thông qua hội chợ là tốt lắm đấy, nhiều năm liền nhờ có kênh này cho nên tổng thể các mặt hàng cũng được cải tiến hơn hẳn. Công nghệ cũng theo đó mà nâng lên, kỹ thuật tẩm sấy tạo độ bền cho sản phẩm được đưa vào áp dụng.

Đến bây giờ, Hợp tác xã Mây tre đan Bản Bui đã có hơn 200 người tham gia, họ tranh thủ tuyệt đối những lúc nông nhàn để đan lát và hoàn thiện đơn hàng được giao khoán. So với đi làm các khu công nghiệp thì không bằng nhưng lực lượng trung tuổi ở quê có việc làm thường xuyên là tốt lắm rồi, hơn hẳn làm thuần nông chứ. Chị Dung tiết lộ: Mỗi tháng thu nhập bình quân đầu người dao động trong khoảng 3,5 đến 4 triệu đồng/người, ở mãi thôn quê thế này là tốt lắm rồi, chú thấy có đúng không?

Tôi tính nhẩm, vậy là mỗi tháng nữ Chủ nhiệm phải cân đối làm sao để đủ nguồn chi trả cho bà con số tiền không hề nhỏ: từ 700 đến hơn 800 triệu đồng đâu phải ít?

Trở lại lĩnh vực phát triển thị trường, sau khi nghe tôi hỏi, chị Dung đáp từ ngay: Dường như toàn bộ sản phẩm của HTX Mây tre đan Bản Bui đã có mặt ở hầu hết các gian hàng truyền thống tại phố cổ Hà Nội, Hội An,Chợ Bến Thành, các điểm du lịch vùng Tây và Đông Bắc Việt Nam. Khách hàng của HTX là những "Doanh nhân tuyến trên", họ có điều kiện tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, tạo nên hệ thống các nhà phân phối và bán hàng nhỏ lẻ. Họ chỉ đến đặt vấn đề hợp tác lần đầu, sau đó tất cả mẫu mã, số lượng, yêu cầu đều trao đổi qua mạng xã hội Zalo, Facebook hết…

Vừa rồi đứa cháu gái chị đi du học bên Washington DC (một bang ở cùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ) vào siêu thị đã bắt gặp trên kệ hàng các siêu thị và đại siêu thị của họ các mặt hàng thủ công của Bản Bui, nó chụp ảnh đang "nâng niu sản phẩm Việt" rồi gửi về. Và gần như những khách quen của gia đình khi sang nước ngoài đều có chung một niềm tự hào như thế mỗi khi nhận ra "hình bóng Việt Nam mình" từ những sản phẩm rất thủ công như thế.

Cậu con trai "Nhạc viện" tên Quỳnh của chị mở mấy hình ảnh trong điện thoại như để khẳng định chuỗi tâm sự giữa chị và tôi cho tôi xem khiến tôi cũng bị "cuốn’ vào niềm tự hào rất đỗi thiêng liêng ấy…

Mải câu chuyện, bỗng chị trầm xuống. Gia cảnh nhà chị cũng đặc biệt, đang lúc thuận lợi làm ăn thì anh nhà chị đổ bệnh hiểm nghèo, anh ra đi để lại sự nghiệp và các con cho chị. Nhiều lúc nản lòng, vắng đi điểm tựa tinh thần, chị định buông xuôi…

Mau chóng lan tỏa để mà hội nhập

Hơn 10 năm nay, nhất là gần đây chị chỉ biết lấy công việc và sự động viên của các con làm vui.Chị đã nhận lời tham gia cả Hội chợ Quốc gia ở Quy Nhơn gần chục ngày, Hội chợ Quốc tế triển lãm giới thiệu đồ nguyên Thủ công Mỹ nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh…Cũng qua đó, thấy mình còn cần phải cải tiến hơn nhiều - sản phẩm của một số nước đạt đến độ hoàn mỹ…Tại những hội chợ này, họ cũng giới thiệu luôn cả hệ thống máy móc thiết bị hỗ trợ làm thủ công, hiện đại lắm. Chị nghĩ, chắc lại phải một lần nữa "ra quyết định" đầu tư vật lực vànâng cao tay nghề mới hi vọng theo kịp được người ta…

Cá nhân tôi, sau những giãi bày tâm sự liên mạch đầy nhiệt huyết của nữ Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Bản Bui đó đã tự đặt những câu hỏi cho vị Chủ nhiệm này một cách đầy trách nhiệm. Chị có thấy không: Khi em được tiếp cận với một số các làng nghề truyền thống về thổ cẩm, rượu bản địa, cây trái đặc thù hoặc sản vật của một số địa phương đã nhận thấy - Họ thật sự rất nhạy bén trong việc thuê các chuyên gia lập nên các trang bán hàng trên mạng xã hội, có đóng góp thuế cho nhà nước hẳn hoi. Đổi lại, họ đã tạo nên một "Hội chợ cho riêng mình", khách hàng là tất cả những ai sử dụng thiết bị smartphone trên toàn cầu - ngồi một chỗ, ship hàng khắp thế giới…

À, đấy chú! Chính "cái món" này chị đã nghe một số người nói tới nhưng chưa thấy ai đề cập sâu và rõ ràng như chú. Vậy, chị nhờ chú kết nối cho cháu Quỳnh con trai của chị nhé. Thanh niên bây giờ cái đầu nó sáng, nói là hiểu ngay, nếu mà kiêm làm "Em-mờ-xi" (MC) cho bán hàng thì tốt quá còn gì, hợp với nó lắm, chú nhỉ?

Tôi quay sang thấy nét mặt của Quỳnh cũng đang ngời lên! Quỳnh gật đầu với tôi và tỏ ra vô cùng phấn khích với cuộc trao đổi mật thiết giữa tôi và mẹ của cậu ấy.

Quỳnh tiếp lời: Cảm ơn vì chú đã đến và đã giúp mẹ con cháu cùng dân bản nhận ra một phương án tiếp cận mới cho sản phẩm của làng nghề, sẽ mau chóng lan tỏa để mà hội nhập. Có lẽ, thời gian tới cháu sẽ thu hẹp khu vực dịch vụ đang làm hiện nay để cùng mẹ tập trung đầu tư cho HTX phát triển theo đúng hướng…!

Tôi, rời Bản Bui với cái bắt tay ấm nóng cùng một kỷ vật là chiếc túi xách đan bằng song mây xinh xắn hình trái tim từ tay nữ Chủ nhiệm Quách Thị Dung trao tặng.

Tôi thoảng nghĩ và mong ước cho Bản Bui những mùa sau sẽ đạt được những thành công mới, bên cạnh sự vào cuộc đắc lực của những thành viên thế hệ F3 như Quỳnh…Lạc Sơn, 2025

12  Sản phẩm "chiếc Mâm truyền thống" của Dân tộc Mường  được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Sản phẩm "chiếc Mâm truyền thống" của Dân tộc Mường được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng (Bài và ảnh của Dương Sơn)

13  Tác giả đang trao đổi với nữ Chủ nhiệm Quách Thị Dung về sản phẩm Mây tre đan  tại Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Tác giả đang trao đổi với nữ Chủ nhiệm Quách Thị Dung về sản phẩm Mây tre đan tại Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Bài và ảnh của Dương Sơn)

10  Chị Quách Thị Dung tặng Tác giả  Sản phẩm "chiếc túi xách xinh xắn hình trái tim"  được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Chị Quách Thị Dung tặng Tác giả Sản phẩm "chiếc túi xách xinh xắn hình trái tim" được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng (Bài và ảnh của Dương Sơn)

11  Tác giả đang trao đổi với nữ Chủ nhiệm Quách Thị Dung về sản phẩm Mây tre đan  tại Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Tác giả đang trao đổi với nữ Chủ nhiệm Quách Thị Dung về sản phẩm Mây tre đan tại Bản Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Bài và ảnh của Dương Sơn)

8  Giới thiệu lò sấy Mây tre đan, tạo độ bềncho sản phẩm  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Giới thiệu lò sấy Mây tre đan, tạo độ bềncho sản phẩm (Bài và ảnh của Dương Sơn)

9  Sản phẩm "chiếc Mâm nhỏ truyền thống" của Dân tộc Mường  được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Sản phẩm "chiếc Mâm nhỏ truyền thống" của Dân tộc Mường được các Nghệ nhân Bản Bui đan thủ công bằng song mây rừng (Bài và ảnh của Dương Sơn)

6  Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (Bài và ảnh của Dương Sơn)

7  Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ (Bài và ảnh của Dương Sơn)

5  Sản phẩm đang hoàn thiện  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Sản phẩm đang hoàn thiện (Bài và ảnh của Dương Sơn) Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ

4  Sản phẩm đang hoàn thiện  (Bài và ảnh của Dương Sơn) Bệnh viện Mắt tỉnh PhúThọ

Sản phẩm đang hoàn thiện (Bài và ảnh của Dương Sơn) Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ.

3  Nguyên liệu là Song mây rừng chẻ đều  (Bài và ảnh của Dương Sơn)  Tác giả Dương Sơn với Bác sĩ Hoàng Cừ tại sảnh Bệnh viện Mắt Phú Thọ

Nguyên liệu là Song mây rừng chẻ đều (Bài và ảnh của Dương Sơn)

Tiềm năng hay không hàng thủ công thương hiệu Việt- Ảnh 12.

Tên Làng nghề gắn trang trọng trong nếp nhà sàn của Chị Dung(Bài và ảnh của Dương Sơn)

Tiềm năng hay không hàng thủ công thương hiệu Việt- Ảnh 13.

Lế đón Bằng công nhận "Làng nghề Truyền thống" năm 2017Và 50 triệu đồng tặng thưởng của UBND tỉnh Hòa Bình (Nguồn của Website Xã Nhân Nghĩa)


Bút ký của Dương Sơn, tháng 1/2025