Tỉnh Nào Nhiều Thành Phố Nhất Việt Nam?

Thứ năm, 30/05/2024 - 12:22

Về phân cấp hành chính, mỗi tỉnh thường chỉ có 1-2 thành phố trực thuộc. Tuy nhiên, vẫn có những tỉnh có đến 4-5 thành phố. Vậy tỉnh nào nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay, hay tỉnh nào có 5 thành phố?

1. Tỉnh Nào Nhiều Thành Phố Nhất Hiện Nay?

Phân cấp đơn vị hành chính mới nhất của 63 tỉnh thành tại nước ta có:

  • 01 tỉnh có 5 thành phố trực thuộc là Bình Dương.
  • 01 tỉnh có 4 thành phố trực thuộc là Quảng Ninh.
  • 03 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc là Thái Nguyên, Đồng Tháp và Kiên Giang.
  • 13 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc là: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang.
  • Những địa phương còn lại có 1 thành phố trực thuộc.

Như vậy, Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay với 5 thành phố là: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát.

Xếp thứ hai là Quảng Ninh với 4 thành phố là: Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả và Hạ Long.

Mặt khác, tháng 1/2024, UBND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các xã, phường tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc thành lập thành phố Đông Triều. Như vậy, trong tương lai, Quảng Ninh có thể là tỉnh tiếp theo sau Bình Dương có 5 thành phố.

Xem thêm:

Bình Dương là một trong hai tỉnh có 4 thành phố ở nước taBình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất ở nước ta. Ảnh: Danh Khoi Real Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh. Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Tapchimoitruong

2. Tỉnh Bình Dương – Tỉnh Có Nhiều Thành Phố Nhất Cả Nước

Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ và được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của nước ta bởi nơi đây chủ yếu tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các quy mô khác nhau từ nhỏ đến vừa và lớn. Không phải ngẫu nhiên mà tỉnh Bình Dương lại trở thành “miếng mồi ngon” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài thế mạnh về công nghiệp, tỉnh Bình Dương còn có những điểm mạnh sau: 

Vị Trí Địa Lý 

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh phía Đông và Tây Nam Bộ. Về ranh giới, Bình Dương tiếp giáp: 

  • Phía Bắc giáp Bình Phước; 
  • Phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh; 
  • Phía Đông giáp Đồng Nai; 
  • Phía Tây giáp Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh.

Bình Dương không thuộc TP.HCM nhưng có 2 đô thị vệ tinh của TP Thủ Đức- TP.HCM là Dĩ An và Thuận An. Đây cũng chính là đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế lẫn hạ tầng tại Bình Dương. 

Nhân Lực 

Mặc dù không phải là tỉnh đông dân nhất cả nước (xếp thứ 6 trong 63 tỉnh, thành) nhưng Bình Dương có tỷ lệ gia tăng dân số cơ hội lớn. Điều này là do nguồn lao động nhập cư đổ về Bình Dương ngày càng tăng. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ đang trong độ tuổi lao động tại Bình Dương chiếm đại đa số. 

Tiềm Lực Phát Triển Kinh Tế 

Hiện nay, Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hàng đầu nước ta. Có gần 30 khu công nghiệp trên toàn tỉnh đang hoạt động dưới hình thức khu công nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp liên doanh,… Điều này đã giúp tỉnh Bình Dương luôn ở trong “tầm ngắm” của các chủ đầu tư. Ngoài ra, Bình Dương là địa điểm nằm trong danh sách thành phố thông minh của ICF, khẳng định mức độ phát triển và đời sống của người dân ngày càng nâng cao chất lượng.  

Quỹ Đất Rộng Lớn 

Bình Dương không chỉ nằm gần trung tâm TP.HCM mà còn có quỹ đất dồi dào. Bên cạnh đó, nhờ chính sách phát triển đô thị thông minh của tỉnh nên các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng. Trong khi đó, Bình Dương lại còn hội tụ gần như đầy đủ các thế mạnh để phát triển toàn diện đa lĩnh vực như vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, đầu tư đồng bộ, nằm trong khu vực thuộc dự án đầu tư mở rộng của TP.HCM,… 

Do đó, có thể giải thích được lý do vì sao Bình Dương lại có tốc độ phát triển nhanh và có nhiều thành phố, trở thành địa điểm hot thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Vậy nên, có thể thấy, Bình Dương hoàn toàn xứng đáng khi là câu trả cho câu hỏi tỉnh nào nhiều thành phố nhất nước ta. 

Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam

Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam. Ảnh: HVACR Vietnam

3. Tỉnh Quảng Ninh – Tỉnh Có Nhiều Thứ Thành Phố Thứ 2 Cả Nước

Quảng Ninh được mệnh danh là “thủ phủ du lịch” vùng Đông Bắc và là “kho khoáng sản” dồi dào của nước ta. Ngoài ra, Quảng Ninh còn sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều điều kiện để đa lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, thương mại,… 

Về Vị Trí Địa Lý 

Về vị trí địa lý, tỉnh Quảng Ninh nằm tiếp giáp với các tỉnh, thành sau:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc;
  • Phía nam giáp thành phố Hải Phòng;
  • Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ;
  • Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang;
  • Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương.

Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế 

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là đô thị có sức ảnh hưởng mang tầm khu vực và quốc tế, nâng cao mức thu nhập của người dân. 

Đồng thời, Quảng Ninh cũng hướng đến trở thành một trong những đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia, phát triển kinh tế hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng. Đây cũng là một trong những hành trang để Quảng Ninh tiến gần đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương. 

Quảng Ninh là trung tâm du lịch hàng đầu của nước taQuảng Ninh là trung tâm du lịch hàng đầu của nước ta. Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo

Quảng Ninh có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nơi đây sở hữu nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại. Đặc biệt, khu kinh tế Móng Cái là cầu nối giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực.

Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông 

Quảng Ninh chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại để thúc đẩy liên kết vùng, bao gồm: 

  • Đường bộ: Xây mới nhiều tuyến đường kết hợp nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông huyết mạch như xây cầu Rừng, cầu Lại Xuân, đường kết nối Uống Bí với Thủy Nguyên, mở rộng quốc lộ 279, 342, xây dựng cao tốc Tiên Yên-Lạng Sơn,… 
  • Đường sắt: Quy hoạch đường sắt đô thị kết nối các địa phương trên địa bàn tỉnh và phát triển cao tốc, tàu điện từ Đông Triều đến Móng Cái sau năm 2030. 
  • Đường thủy: Kêu gọi đầu tư xây dựng các cảng biển như Nam Tiền Phong, Con Ong-Hòn Nét, Hải Hà, Mũi Chùa và các bến du thuyền quốc tế tại Vịnh Cửa Lục.  

Ngoài ra, Quảng Ninh còn có cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Đây là sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với công suất 10 triệu khách/năm. 

Tiềm Năng Du Lịch 

Quảng Ninh là trung tâm du lịch hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Quảng Ninh không chỉ là tỉnh có nhiều thành phố nhất mà còn là nơi sở hữu nhiều đảo nhất Việt Nam với gần 2000 đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long là địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới có giá trị về văn hóa, thẩm mỹ, địa chất, kinh tế và sinh học. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có nhiều bãi tắm đẹp và địa danh nổi tiếng khác như Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, huyện đảo Cô Tô,… 

Quảng Ninh giữ vị trí đứng đầu về chỉ số kinh tế cạnh tranh cấp tỉnh-PCI. Ảnh: VnEconomyQuảng Ninh giữ vị trí đứng đầu về chỉ số kinh tế cạnh tranh cấp tỉnh-PCI. Ảnh: VnEconomy

Với những tiềm năng mạnh mẽ kể trên thì có thể hiểu vì sao Bình Dương lại là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay. Lưu ý, một số dữ liệu trong bài viết có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật để mang đến độc giả những thông tin chính xác nhất. Ngoài ra, độc giả đừng quên theo dõi các bài viết trên chuyên trang Wiki BĐS với những chỉ dẫn mua bán nhà đất hữu ích, những tư vấn pháp lý, kinh nghiệm mua sắm nội ngoại thất, làm đẹp không gian sống.

Hà Linh