Tọa đàm Hiểm họa ma túy và hành động của chúng ta

Thứ năm, 15/06/2017 - 16:26

TNV - Nhân dịp Ngày Quốc tế Phòng chống Ma túy (26/06), Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) đã tổ chức Tọa đàm: Hiểm họa Ma túy và Hành động của chúng ta tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sáng ngày 14/6 tại Hà Nội.

anh 1 Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại tọa đàm Nghiện ma túy là một vấn đề về y tế nhưng lại có tác động lên mọi mặt của xã hội. Điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài và đòi hỏi quá trình điều trị toàn diện về mặt thể chất, tâm thần và tâm lý đối với các bệnh nhân. Các loại ma túy hiện nay có những tác động nguy hại khác nhau, quá trình điều trị nghiện do đó lại càng phức tạp. Mặc dù vậy, nghiện ma túy có thể điều trị được, đặc biệt là khi có sự chung tay hỗ trợ của người thân, bạn bè và các cơ quan, tổ chức xã hội và sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Trả lời phỏng vấn của SCDI trong khóa tập huấn "Can thiệp lâm sàng, hỗ trợ hồi phục và dự phòng tái nghiện" vào ngày 04 tháng 04 năm 2017 tại Đại học Y Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Dennis C.Daley (Chủ nhiệm khoa Thử nghiệm Lâm sàng - Viện Nghiên cứu Lạm dụng chất Hoa Kỳ, NIDA) cho biết về tác hại của các chất ma túy lên cuộc sống của người nghiện: Một khi bạn đã nghiện, nó gây tác hại rất lớn sức khỏe cho bạn. Nó lãm cho bạn có ảo giác, không quan tâm đến các việc khác như công việc, gia đình. Bạn sẽ chỉ quan tâm đến khoái cảm thu được khi sử dụng ma túy mà thôi. anh 2 Gia đình, xã hội, tất cả mọi người đều bị tác động, theo cách này hay cách khác khi có người nghiện ma túy. Ngiện ma túy làm gia tăng tỉ lệ về tội phạm, gia tăng các chi phí về sức khỏe, gia tăng các vấn đề về xã hội. Người nghiện gặp nguy cơ về sức khỏe nhiễm bệnh cao như viêm gan C, HIV, một số bệnh truyền nhiễm; họ hay có các vấn đề với gia đình, mối quan hệ, có nguy cơ mất việc hoặc không kiếm được việc, gặp vấn đề tài chính, vấn đề về tín ngưỡng, vấn đề về luật pháp: do khả năng phạm tội cao muốn có tiền để thỏa mãn cơn nghiện. Do đó, nghiện là một vấn đề y tế nhưng nó lại tác động lên mọi mặt trong cuộc sống và xã hội. Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho biết: Hiện cả nước có hơn 200 nghìn người nghiện có hồ sơ quản lý nhưng phần chúng ta thống kê được chỉ là phần băng nổi của tảng băng. Còn phần băng chìm là câu hỏi mà chúng ta cần tiếp tục phải nghiên cứu. Làm thế nào để quản lý và hỗ trợ người nghiện có hiệu quả. Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, GS.TS Dennis C.Daley đã nêu ra những phương pháp điều trị để phù hợp với người nghiện và đối với xã hội. Ông nói rằng người nghiện là những bệnh nhân, do đó chúng ta cần gửi họ đến chương trình chăm sóc và điều trị cho họ. Chúng tôi coi đó là vấn đề về y tế, một bệnh, một loại rối loạn về tâm thần, và nếu ta điều trị họ với thái độ thấu hiểu đồng cảm, tôn trọng nhân phẩm và cho họ thấy là chúng ta muốn giúp đỡ họ thì kết quả sẽ khả quan hơn nhiều. Điều trị nghiện là điều trị về y tế và có thể giúp họ cải thiện được cuộc sống, giúp cải thiện được các mối quan hệ của họ trong xã hội. Điều trị nghiện không thể là việc ngắn hạn, mà là một quá trình dài hạn, người ta cần duy trì theo chương trình điều trị một cách lâu dài. Họ cần học về quá trình mà hồi phục, nơi họ nhận diện được tình trạng nghiện, tình trạng rối loạn của mình. Vậy khi trí não bảo bạn sử dụng ma túy, cơ thể có dấu hiệu thèm nhớ ma túy, bạn có thể vượt qua chúng. Khi bạn thấy mình muốn sử dụng ma túy bởi mọi người đang ép bạn dùng, bạn biết cách nói không. Khi bạn bị bạn bè mời mọc và rủ rê, bạn cần biết cách để từ chối. Do vậy, việc hồi phục còn là quá trình đấu tranh lại những tác động của ma túy lên cơ thể và bộ não của họ. Vì hầu hết những người đã từng nghiện rồi thì một lúc nào đó họ sẽ muốn sử dụng lại, đó là một triệu chứng của bệnh. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong điều trị cho người nghiện có những tỷ lện tái phát nhất định vì vậy việc điều trị dài hạn là hết sức quan trọng.

Bùi Hạnh – K.Thoa