Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục

Thứ ba, 01/07/2025 - 14:16

Phường Sài Gòn, tọa lạc tại trung tâm Quận 1 cũ, được xem là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TP.HCM hiện nay. Nơi đây quy tụ loạt tuyến phố đắt đỏ, mặt bằng bán lẻ cao cấp, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại lớn, tòa nhà chọc trời và nhiều công trình biểu tượng của thành phố.

Từ ngày 1/7/2025, phường Sài Gòn - đơn vị hành chính mới của TP.HCM sẽ chính thức đi vào hoạt động theo chủ trương sắp xếp mô hình chính quyền 2 cấp. Phường được hình thành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình (Quận 1 cũ).

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 1.

Bản đồ phường Sài Gòn.

 

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 2.

Phường Sài Gòn sở hữu hệ thống hạ tầng hiện đại với tuyến Metro số 1 chạy xuyên qua khu vực với hai ga ngầm: Nhà hát Thành phố và Ba Son. Bên cạnh đó, cầu Thủ Thiêm 2 (Ba Son), đã đưa vào khai thác từ năm 2022, kết nối nhanh chóng giữa trung tâm phường Sài Gòn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 3.

Tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ là không gian công cộng sôi động, nơi tổ chức các sự kiện ngoài trời quy mô lớn của TP.HCM, thu hút lượng lớn người dân và khách du lịch mỗi ngày.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 4.

Gần đường Nguyễn Huệ là công viên bờ sông Sài Gòn.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 5.

Theo bảng giá đất của UBND TP.HCM áp dụng từ cuối tháng 10/2024, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Đồng Khởi là 3 tuyến đường có giá cao nhất toàn thành phố, lên đến hơn 687 triệu đồng/m2.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 6.

Đường Đồng Khởi có chiều dài khoảng 1km, kéo dài từ Nhà thờ Đức Bà đến đường Tôn Đức Thắng, đối diện công viên Bến Bạch Đằng. Tuyến đường này quy tụ nhiều thương hiệu xa xỉ như Gucci, Hermes, Dior, Louis Vuitton... cùng các khách sạn và trung tâm thương mại lớn như Vincom Center, Union Square, Parkson Đồng Khởi, khách sạn Rex, Majestic...

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 7.

Không chỉ gây ấn tượng với giá trị bất động sản cao, đường Đồng Khởi còn nổi tiếng với mức giá thuê mặt bằng bán lẻ cao nhất Việt Nam và đứng thứ 14 toàn cầu, theo Cushman & Wakefield.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 8.

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi, TP.HCM đạt 368 USD mỗi feet vuông một năm (tương đương 330 USD mỗi m2 một tháng) - cao hơn cả các tuyến đường đắt nhất tại tại Athen (Hy Lạp), Amsterdam (Hà Lan) hay Toronto (Canada).

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 9.

Các tuyến đường như Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn, Hàm Nghi… giúp kết nối nhanh đến các khu vực khác trong thành phố.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 10.

Trục đường Tôn Đức Thắng cũng là nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng, trong đó có tòa nhà Bitexco Financial Tower (262m) và Vietcombank Tower (206m) - từng là các công trình cao nhất thành phố trước khi Landmark 81 ra đời.

Toàn cảnh phường Sài Gòn - khu vực sở hữu loạt tuyến đường giá đất cao kỷ lục- Ảnh 11.

Bên cạnh đó, khu vực phường Sài Gòn còn ghi nhận nhiều dự án nhà ở, văn phòng cao cấp đang được triển khai, góp phần định hình lại diện mạo đô thị trung tâm TP.HCM.

Từ ngày 1/7, ba cực của “tứ giác phát triển Đông Nam Bộ” gồm TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP HCM mới. Sau khi sắp xếp, TP.HCM có diện tích tự nhiên hơn 6.722km2, quy mô dân số hơn 14 triệu người.

Đồng thời với việc sáp nhập địa giới hành chính, TP.HCM mới cũng sẽ áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp với việc bỏ cấp quận/huyện, toàn thành phố có 167 phường/xã và 1 đặc khu.

Kể từ ngày 1/7, TP.HCM mới kế thừa toàn bộ quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước của TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện tại.

 

Hữu Việt