Nguyên Nhân Gây Thấm Tường Nhà?

Tường nhà bạn có thể bị ẩm, dột do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là từ khí hậu khu vực bạn sinh sống. Ví dụ như khí hậu miền Bắc Việt Nam mỗi năm đều có một vài tháng độ ẩm cao, gọi là mùa nồm. Trong mùa này, nước sẽ đọng trên trần và cả tường nhà, gây nên ẩm mốc nặng nếu tường không được xử lý chống thấm trước đó. Ngoài ra, qua thời gian sử dụng lâu bạn cũng cần dặm lại lớp chống thấm tường để đảm bảo hiệu quả chống ẩm của lớp sơn.
Một số nguyên nhân phổ biến khác liên quan đến quy trình xây dựng và bảo hành đường ống nước. Trong thời gian xây nhà, bạn cần chú ý đến các yếu tố chống thấm tường như xi măng chống thấm, sơn chống thấm và các chất liệu khác. Nếu không áp dụng hiệu quả các biện pháp này, tường nhà bạn sẽ dễ dàng bị bong tróc sơn và xuất hiện các vết ẩm mốc. Một điều đáng lưu ý là chống thấm tường dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian hơn xử lý thấm tường. Do đó, bạn cần để ý đến vấn đề này ngay từ đầu.
Trong một vài trường hợp, thiết kế đường ống nước của các ngôi nhà xung quanh cũng ảnh hưởng đến chống thấm tường của nhà bạn. Trong quá trình thi công nhà ở, bạn nên xử lý kỹ các khu vực tường tiếp giáp với các căn hộ xung quanh, đặc biệt là các ngôi nhà trong khu vực thành phố được thiết kế gần sát nhau.
Quy Trình Chống Thấm Tường Hiệu Quả?

Để đạt được hiệu quả chống thấm vượt bậc, bạn cần hiểu được quy trình chống thấm đầy đủ:
- Bước 1: Xác định khu vực cần chống thấm và mức độ hư hại nếu có
- Bước 2: Thực hiện vệ sinh và chuẩn bị bề mặt chống thấm. Có thể sử dụng hỗn hợp xi măng hay bột trét để thi công bề mặt tường bằng phẳng trước khi sơn chống thấm.
- Bước 3: Sử dụng loại sơn phù hợp và thi công bề mặt từ 2 lớp trở lên để đạt được hiệu quả chống thấm.
- Bước 4: Kiểm tra khả năng chống thấm và chất lượng tường sau khi hoàn thành thi công chống thấm.
Phương Pháp Chống Thấm
Cách Chống Thấm Tường Nhà Liền Kề

Đối với nhà liền kề, khu vực tường dễ bị thấm dột là các tường tiếp giáp với nhà kế bên. Trong trường hợp nhà mới xây dựng, bạn có thể dùng vữa bê tông có gốc chống thấm để đắp vào các khoảng hở giữa các điểm tiếp nối với nhà kế bên. Trường hợp nhà đã xây dựng lâu, bạn có thể kiểm tra các khu vực liền kề với nhà kế bên và xử lý chống thấm bằng máng tôn dẫn nước. Mái tôn dựng trên phần mái nhà và dẫn nước từ mái đến vị trí ống cống gần nhất. Với phần tường bên dưới, bạn có thể sơn chống thấm để trong trường hợp nước chảy xuống thì tường cũng không bị ẩm mốc.
Chống Thấm Tường Nhà Cũ

Với các ngôi nhà cũ, việc chống thấm tương đối khó và phức tạp hơn các căn nhà mới xây. Việc đầu tiên bạn cần làm là xử lý vết ẩm mốc cũ và cạo phần sơn tường ở vị trí đó để vệ sinh chuẩn bị cho bước tiếp theo. Tiếp theo, bạn tìm vị trí các vết nứt và dùng vữa trám vào để bề mặt tường được bằng phẳng. Sau cùng, bạn dùng sơn chống thấm phủ mặt ngoài cùng của tường. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm, bạn nên sơn từ 2 lớp sơn trở lên.
Tường Bị Rạn Nứt

Với vị trí tường bị rạn nứt, người thợ sẽ xử lý thùy theo kích thước của vết nứt. Nếu vết nứt nhỏ và không kéo dài, bạn có thể dùng keo chống thấm để trám vết nứt. Phương pháp này khá dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian đáng kể.
Trường hợp vết nứt lớn, bạn cần xử lý làm sạch vết nứt để không còn vụn xi măng trước khi tiến hành trám tường. Trước hết bạn cần xác định vị trí vết nứt và loại bỏ các mảnh vụn xi măng nếu có. Sau đó, bạn có thể dùng vật liệu chuyên dụng để trám vết nứt. Sau khi khu vực trám đã khô, dùng màng chống thấm để tạo lớp bảo vệ ngoài cùng cho vết nứt. Bạn nên dùng loại màng chống thấm co giãn để tăng cường độ bền cho vết trám.
Chống Thấm Chân Tường

Chân tường và vị trí nối dễ bị ẩm mốc do rạn nứt nhất. Nếu quá trình xây dựng không xử lý tốt các vị trí này, chân tường sẽ dễ bị rạn nứt và đóng rong rêu nếu bị ngấm nước. Biện pháp dễ nhất trong trường hợp này là sử dụng sơn Kova. Theo phương pháp này, bạn trộn xi măng và Kova theo tỉ lệ 5:1 được hỗn hợp bột nhuyễn. Sau đó bạn phủ lớp bột nhuyễn đều lên tường rồi đợi cho khô mới phủ lớp sơn chống thấm cuối cùng lên.
Trường hợp chân tường bị thấm dột nặng, bạn có thể áp dụng phương pháp bơm foam ngược. Phương pháp này ứng dụng vật liệu xốp nở để lấp vào vết nứt lớn một cách nhanh chóng và bề mặt được trát lại để khắc phục tình trạng nứt tường. Sau đó, phủ thêm 2 đến 3 lớp sơn ngoài cùng để thực hiện chức năng chống thấm nước.
Thêm một lựa chọn để khắc phục tình trạng thấm dột chân tường là ứng dụng sơn chống thấm Kova. Đây là một loại hỗn hợp được pha trộn cùng xi măng với tỉ lệ 1:1 đem lại khả năng chống thấm và chống ăn mòn vượt trội. Thi công bề mặt chống thấm từ 2-3 lớp và mỗi lớp thi công cách nhau khoảng 8 tiếng vì cần đợi lớp hỗn hợp trước khô mới có thể thêm lớp tiếp theo. Lưu ý, chỉ trộn hỗn hợp vừa đủ cho 1 lần sử dụng vì đây là một hợp chất mau khô.
Chống Thấm Tường Ngoài Nhà

Chống thấm ngoại thất có kỹ thuật khác biệt so với chống thấm nội thất. Đối với chống thấm tường ngoài nhà, bạn cần lựa chọn các kỹ thuật ưu tiên tính bền bỉ và chống ăn mòn do thời tiết. Phương pháp hiệu quả nhất là trộn hỗn hợp cát và xi măng để làm vữa trét tường. Sau khi lớp vữa đã khô, tiến hành sơn phủ chống thấm ít nhất 2 lớp gồm lớp sơn lót và lớp sơn chống thấm ngoài cùng.
Chống Thấm Trong Tường Nhà

Chống thấm tường nội thất cần các dụng cụ và vật liệu như bột trét, sơn lót và chổi quét sơn. Bột trét được sử dụng để lấp các vết nứt nhỏ hoặc các vết lõm ở tường để tạo bề mặt bằng phẳng cho sơn phủ. Tiếp theo lần lượt quét lớp sơn lót và sơn chống thấm bên ngoài cùng. Sơn nội thất có đặc điểm mịn bóng và nhiều lựa chọn màu sắc phù hợp cho không gian trong nhà và không có chức năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Do đó, không thể sử dụng sơn nội thất để sơn bên ngoài ngôi nhà.
Top 6 Vật Liệu Chống Thấm Tường Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Sơn Chống Thấm Tường Ngoài Trời

Sơn chống thấm ngoại thất được thiết kế riêng biệt để đáp ứng chống thấm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các loại sơn này đảm bảo tường nhà có thể chống chọi lại được với mưa lớn và thời tiết ẩm mốc. Sơn chống thấm ngoài trời không chỉ có khả năng chống ẩm mốc mà còn có thể chống bám bụi, giúp tường ngoài ngôi nhà giữ được nét tươi mới. Một số hãng sơn chống thấm phổ biến hiện nay gồm sơn Jotun, sơn Kova, sơn Dulux, và sơn Sika.
Sika Chống Thấm Tường

Sika là nhãn hiệu cung cấp các sản phẩm hỗ trợ chống thấm hiệu quả cho đa dạng nhu cầu gồm:
- Sika Latex: một loại nhũ tương được dùng để trộn với xi măng hoặc vữa để tạo nên hỗn hợp chống thấm
- Sikatop Seal: là vữa gốc xi măng giúp tăng độ đàn hồi của nguyên liệu và ngăn cản sự thấm nước cho các công trình bể nước, hồ bơi, và sân vườn.
- Sika Multiseal: là băng keo chống thấm với độ dính cao, giúp che lấp vết nứt và chống thấm hiệu quả. Sika Multiseal có thể được ứng dụng để chống thấm cho cả bên trong và ngoài ngôi nhà.
- SikaCoat: có khả năng kháng kiềm tốt, thi công nhanh chóng và không thấm nước. Thích hợp thi công tường ngoài và sân thượng.
Keo Chống Thấm Tường Chuyên Dụng

Keo chống thấm tường là vật liệu mềm dẻo và có khả năng chống nước cao. Vật liệu này phổ biến trong ứng dụng chống thấm tường nhờ vào ưu điểm dễ sử dụng và keo nhanh khô, giúp tiết kiệm thời gian thi công. Keo chống thấm thường được ứng dụng trong chống thấm tường, chống thấm mái nhà, và trám các vết nứt sàn.
Màng Chống Thấm Tường

Màng chống thấm tự dính là loại màng chống thấm tường phổ biến và được sản xuất theo từng tấm, tiện lợi cho ứng dụng chống thấm tường. Do được thiết kế theo từng miếng, màng chống thấm tường thường được thi công trên các bề mặt phẳng và ít gồ ghề. Loại màng tự dính này phổ biến nhờ an toàn và tiện lợi hơn loại màng khò nóng.
Chống Thấm Tường Bằng Tôn

Phương pháp chống thấm đơn giản và tiết kiệm nhất là chống thấm bằng tôn. Ốp tôn không chỉ có hiệu quả chống thấm cao mà còn có có độ bền vượt trội hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số yếu điểm như miếng tôn dễ bị móp méo phần góc, việc thi công đòi hỏi người thợ tay nghề cao, và không có tính thẩm mỹ cao.
Xi Măng Chống Thấm

Xi măng chống thấm cũng là loại vật liệu được ưa chuộng nhờ giá thành hợp lý và dễ dàng sử dụng. Xi măng thường được trộn với cát hoặc loại vật liệu đặc biệt tạo thành vữa chống thấm. Hỗn hợp này sẽ giúp tường nhà, phòng trọ thêm bền chắc qua thời gian và tăng khả năng chống thấm với môi trường nóng ẩm tại Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xi măng chống thấm đa dạng về công dụng và giá thành như xi măng CX Men, Sotin, hoặc Buildmix.
Giá Chống Thấm Tường Nhà

Để định giá dịch vụ chống thấm tường nhà, gia chủ cần biết được các dịch vụ và chi phí nguyên liệu đính kèm. Thông thường, giá thi công chống thấm thường bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu chống thấm, xi măng và hoàn thiện. Với các tường trong nhà có ốp gạch, đơn vị cung cấp dịch vụ cũng sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm gạch lát phù hợp và tính chi phí gạch lát theo diện tích thi công. Lưu ý rằng các chi phí này thường được báo giá dựa trên từng m2 và bạn cần kiểm tra lại chi phí tổng thể sau khi chọn được mức giá phù hợp. Chi phí chống thấm tường nhà tham khảo:
Loại Dịch Vụ | ĐVT | Đơn Giá (VNĐ) | Nội Dung Thi Công |
Chống thấm tường bằng sơn Kova | m2 | 75,000 | Sử dụng sơn chống thấm Kova và xi măng |
Chống thấm tường có đường nứt | m2 | 115,000 | Sử dụng sơn lót Dulux, sơn chống thấm Dulux và xi măng |
Chống thấm bằng sơn thường | m2 | 75,000 | Sử dụng sơn lót Maxilite và sơn chống thấm Maxilite |
Bài viết trên đã tổng hợp các trường hợp chống thấm tường thường gặp cùng với top các vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn vật liệu và đơn vị thi công chống thấm hiệu quả.
Hoài Tăng