TNV - Ngày 19/7 tại Hà Nội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức, đã tổ chức Lễ trao Kỷ lục Việt Nam cho kỷ lục gia Đỗ Thành Lam với công trình: SÁCH LỊCH THẾ GIỚI 3240 NĂM CÓ NHIỀU TRANG NHẤT VIỆT NAM.
Tác giả Đỗ Thành Lam tên thật là Đỗ Ngọc Giới, sinh năm 1934, vốn là một cựu binh. Gia đình ông có truyền thống Nho học. Sau khi trở về từ chiến trường, ông được giao việc chắp bút viết sử làng Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Trong quá trình thực hiện công việc, ông đã đã dùng cuốn Âm dương đổi lịch 2000 năm để tra cứu, quy đổi các niên đạo liên quan đến những sự kiện của Làng. Và ông cho rằng cuốn lịch có nhiều chi tiết sai, dẫn đến các mốc thời gian, tiết khí bị sai. Và từ đó (năm 1984), ông đã dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết để “đi tìm sự thật về thời gian lịch”.
Nhà văn, Nhà báo, Kỷ lục gia Đặng Vương Hưng phát biểu tại buổi Lễ.
Sau 15 năm, đến 1999, ông viết xong cuốn sách LỊCH ÂM DƯƠNG 3240 NĂM – CAN CHI THIÊN NIÊN VĨNH CỬU. Đến năm 2000, cuốn sách được Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa) cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức tọa đàm vào ngày 4/9/2003; Thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước thẩm định lịch 3240 năm (ngày 27/7/2004). Sách lịch 3240 năm đã được NXB Tri Thức ấn hành, ngày 17/5/2011 in xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2011. Ngày 19/7/2019, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận và cấp bằng kỷ lục Việt Nam với công trình này.
Theo tác giả, cuốn Sách lịch thế giới 3240 sẽ chứng minh được cách tính lịch hiện này hiện nay chưa chuẩn xác và có đến 7 điểm sai cơ bản.
Ví dụ, lịch hiện hành hiện nay là lịch Gregorius, theo quy luật thì trong 1000 năm với những năm có 2 số cuối cùng (chẵn) chia hết cho 4 thì sẽ có tháng 2 nhuận. Vậy nhưng điều kiện này lại không áp dụng cho những năm có 2 số cuối cùng là 00 (dù chia hết cho 4 nhưng cũng không có tháng 2 nhuận 29 ngày).
Trao kỷ lục cho kỷ lục gia Đỗ Thành Lam.
Do đó, Sách lịch 3240 năm sẽ xây dựng lịch của 3240 năm trên một tổng thể theo chu trình tự nhiên, bắt đầu từ năm 00.00 và kéo dài đến cuối chu kỳ là năm 3.240
Sở dĩ, tác giả chỉ ra những điểm sai đó ở lịch hiện hành và viết sách lịch 3240 năm là dựa vào chu kỳ mặt trăng mà Âm lịch vẫn gọi là Can Chi, lồng ghép giữa tháng mặt trăng với năm mặt trời. Hơn nữa, khoa học chứng minh rằng Trái đất chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ tương ứng với 15 độ kinh tuyến, chu vi trái đất tương ứng với đường tròn 360 độ. Thế nên sai lầm lớn nhất và cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến lịch hiện hành không chính xác là do lịch không có năm 0000. Đó cũng là lý do khi kết thúc năm có 3 số 999 ở cuối (1999) sang năm ba số 000 (2000), loài người không biết sự kết thúc của thế kỷ 20 vào thời khắc nào cho đúng. Trên thực tế, chúng ta có múi giờ 0 nhưng lại không có năm 0000 – Đây là điều phi lý.
Kỷ lục gia Đỗ Thành Lam phát biểu.
Theo Nhà văn, Nhà báo, Kỷ lục gia Đặng Vương Hưng (Người đang giữ 2 kỷ lục quốc gia “Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức cuộc vận động sưu tầm và xuất bản bộ sách Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam” và “Người khởi xướng và tổ chức Lễ Hội Lục Bát nhiều năm liên tục nhất”) cho biết: Khi một đồng nghiệp tình cờ giới thiệu về công trình, tôi đã rất ngạc nhiên. Với tư cách là một người nhiều năm làm nghề xuất bản sách và cũng là người viết sách, tôi khâm phục sức lao động của tác giả Đỗ Thành Lam. Để xuất bản một cuốn sách nặng 8 kg, dày gần 4000 trang, có hàm lượng kiến thức đáng tin cậy với bạn đọc, phải là người làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ và rất khoa học! Chỉ riêng việc đọc lại, soát lỗi trước khi in, để không nhầm lẫn con số, hay sai sót chữ nghĩa…đã là cả một vấn đề nan giải. Đây là một ấm phẩm độc đáo, không chỉ bởi dung lượng số trang lớn, mà còn là hàm lượng chất xám được chuyển tải trong đó, có thểgóp phần làm thay đổi nhận thức xã hội, khi so sánh với Lịch hiện hành...Chính vì thế, tôi đã quyết định đề cử “Công trình Sách lịch thế giới 3240 năm” với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam để xác lập Kỷ lục quốc gia cho ông”.
Tại buổi Lễ ông Lam chia sẻ: Ông hy vọng và mong muốn các tổ chức hữu trách quan tâm góp sức tìm cách đưa lịch 3240 năm xuất xứ từ Việt Nam sớm đến được với đông đảo người sử dụng.
An Nhiên