Trồng cây gieo lộc đầu xuân

Thứ bảy, 25/01/2020 - 15:10

Thay vì hái lộc, gia đình có thể trồng cây, gieo lộc góp phần bảo vệ môi trường sống, nuôi dưỡng nguồn hy vọng xanh tươi cho năm mới.

Lộc chính là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Cứ đến đêm giao thừa, nhiều người đến cổng chùa hái lộc non trên những cây có sức sống mạnh mẽ như cây sung, cây si, cây đa... Hái lộc xuân trở thành nét văn hóa lâu đời của người Việt vào mỗi dịp Tết. Với ý nghĩa "tống cựu nghênh tân", lộc non mới nhú tượng trưng cho điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình và bản thân trong năm mới.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh - Đại học Quốc gia TP HCM chia sẻ, "Trước nay, người Việt Nam có phong tục hái lộc với mong ước đem những điều tốt lành về cho gia đình. Tuy nhiên, trong xu hướng sống xanh toàn cầu hiện nay, tôi nghĩ thay vì hái lộc, mọi người có thể gieo lộc bằng cách trồng cây gây rừng".

Liên tiếp những biến cố, ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay gần đây nhất là nạn cháy rừng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Cây xanh chính là "kho báu" của nhân loại và cần được bảo vệ.

Đại diện nhãn hàng OMO cho biết, trong xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường, mỗi người có thể làm mới hoạt động hái lộc bằng việc gieo lộc. Đó cũng là lời kêu gọi của nhãn hàng OMO vào dịp Tết này. Trong thập niên 2020, môi trường đang biến đổi theo chiều hướng xấu thì hành động thiết thực bảo vệ cây xanh, môi trường ngay lúc này là bảo vệ chính mình. Thay đổi một chút tập tục hái lộc theo cách gieo lộc, chúng ta có thể vừa có những khoảnh khắc Tết ý nghĩa cùng gia đình, vừa tác động tích cực đến môi trường và cho Tết thêm xanh.

Gia đình gieo mầm cây là nuôi dưỡng nguồn hy vọng xanh tươi cho năm mới.

Gieo lộc nào sẽ gặt quả nấy. Mầm cây lớn lên sẽ cho gia đình bóng mát, hoa quả, không khí trong lành hơn... Vun trồng mầm xanh là cách gieo duyên lành vào đầu năm.

Gia đình còn có thể cùng nhau tạo ra khoảnh khắc ý nghĩa, tận hưởng năm mới nhiều cảm hứng bằng hoạt động này. Giáo dục con trưởng thành trong suy nghĩ bằng hành động nhỏ như ươm mầm, trồng cây giúp con biết yêu thương cây xanh, hiểu được bài học: gieo cây thì hưởng được lộc, giống như có làm thì mới có ăn.

Bố mẹ là những người thầy cô đầu tiên trong cuộc đời của con. Những vết lấm bẩn đầu đời khi cả gia đình cùng xới đất, tưới cây, gieo mầm dạy con rằng lấm bẩn để học điều hay là tốt. Phụ huynh có thể khuyến khích con lấm bẩn để khám phá, trải nghiệm cuộc sống nhiều sắc màu hơn khi Tết đến.

Kim Uyên/vnexpress