Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp, giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm để sớm quay lại thị trường lao động. Trung tâm đã sử dụng nhiều hình thức tư vấn, hướng đến chuyển đổi số phù hợp với người lao động như: Tư vấn trực tiếp; tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử, thông qua hội thảo, hội nghị… và các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh…
Người lao động đến TT DVVL Ninh Bình nộp hồ sơ đăng ký việc làm
Đến nay, Trung tâm DVVL Ninh Bình đã giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho hơn 4.500người, tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một phần là do người lao động nghỉ việc, muốn dịch chuyển về quê hương để hưởng TCTN và tìm kiếm việc làm ở gần gia đình.
Bắt đầu từ tháng 5/2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia đối với dịch vụ công thiết yếu của thủ tục hành chính “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn 1399/LĐTBXH-VL ngày 04/5/2022 của Bộ Lao động TB&XH.
Trong thời gian qua, Trung tâm DVVL đã tuyên truyền chính sách BHTN bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi cho người LĐ tại các ngày hội việc làm, các phiên giao dịch việc làm lưu động, các chương trình tư vấn kết nối việc làm trong và ngoài nước, các hội nghị, hội thảo; Treo băng rôn, cờ phướn tại một số xã, huyện trên địa bàn tỉnh; Đăng thông tin trên báo điện tử, Đài phát thanh truyền hình Ninh Bình… Hàng tuần, Trung tâm tổ chức tư vấn tập trung cho người lao động thất nghiệp tại Sàn giao dịch việc làm.Xác định công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả quá trình giải quyết chế độ hưởng TCTN.
Vì vậy, trong 10 tháng vừa qua, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp, giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm để sớm quay lại thị trường lao động. Trung tâm đã sử dụng nhiều hình thức tư vấn phong phú, đa dạng, phù hợp với người lao động như: Tư vấn trực tiếp; tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, Zalo, facebook; tổ chức tư vấn tập trung vào sáng thứ 2 hàng tuần tại sàn giao dịch việc làm của Trung tâm; Tư vấn thông qua hội thảo, hội nghị, các chương trình kết nối việc làm trong và ngoài nước, các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh…
Bên cạnh đó, Trung tâm đã chủ động ký Hợp đồng, văn bản phối hợp giữa trung tâm và các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Kết quả đạt được như sau: Tổng số lao động BHTN được tư vấn học nghề đạt 100%. Các ngành nghề mà người lao động thất nghiệp đã tham gia học chủ yếu là: Lái xe ô tô hạng B2, C; May dân dụng và CN, Sửa chữa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa điện lạnh, sửa chữa điện dân dụng và CN, Vận hành máy công trình…
Người lao động Ninh Bình hướng đến chuyển đổi số
Người lao động Ninh Bình hướng đến chuyển đổi số
Giám đốc Trung tâm DVVL Ninh Bình Lã Thanh Tùng chia sẻ: “Có được kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn cho người lao động khi đến thực hiện chính sách BHTN tại đây. Đặc biệt là quan tâm đến chính sách hỗ trợ cho những người lao động trong giai đoạn mất việc làm và tìm kiếm việc làm mới bị mất việc làm, đang đi tìm việc làm mới. Người lao động còn được tư vấn về tìm kiếm việc làm mới. Nhiều trường hợp sau khi được tư vấn về việc làm, đã quay lại thị trường lao động. Bên cạnh đó là tư vấn cho người lao động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với trình độ, năng lực và nhu cầu của bản thân khi tái hòa nhập thị trường lao động. Đối với những lao động thất nghiệp, được Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, nhưng bản thân người lao động chưa có nhu cầu tìm việc mới thì đơn vị tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và giải quyết chế độ chi trả trợ cấp cho người lao động kịp thời, đúng theo quy định. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg”.
“Ngoài ra, TT còn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi với mong muốn trực tiếp cung cấp thông tin, mục đích ý nghĩa của phiên giao dịch việc làm; đưa thông tin về thị trường lao động trong nước và nước ngoài đến gần với người lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp và ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động. Về quy trình tư vấn đăng ký học nghề cho lao động thất nghiệp. Khi lao động đến làm hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tư vấn những ngành nghề cụ thể và các mức hỗ trợ, người lao động có muốn tham gia hay không là hoàn toàn tự nguyện và không ép buộc. Đối với Phiên GDVL định kỳ và các Hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm tại cộng đồng. Cán bộ TT không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức tốt hoạt động tiếp nhận hồ sơ và tham mưu giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp đúng, đủ, kịp thời cho người lao động bị mất việc làm. Thời gian tới, để công tác dạy nghề cho lao động thất nghiệp có hiệu quả, trung tâm sẽ tiếp tục tuyên truyền, đề suất tăng thêm mức trợ cấp học nghề cho người lao động thất nghiệp vì mức trợ cấp như hiện nay chủ yếu đáp ứng được học nghề ngắn hạn hay các lớp sơ cấp ngắn hạn” – ông Lã Thanh Tùng thông tin thêm.
Thu Hương