Tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp

Thứ năm, 20/08/2020 - 10:10

TNV - Chúng ta có mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao phủ cả nước nhưng còn thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, doanh nghiệp còn gặp khó trong tuyển dụng... Vì thế, đổi mới giáo dục nghề nghiệp là cần thiết.

Cơ quan chức năng đã xác định 3 giải pháp đột phá, trong đó trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quan trọng. Tuy nhiên, tự chủ như thế nào là hợp lý trong bối cảnh đời sống, kinh tế, xã hội đất nước và nội lực thực tiễn của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải là chuyện dễ.

Giáo dục nghề nghiệp cần thiết thực với người học

Cả nước ta hiện có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong số đó, hơn 1.500 trường trung cấp, cao đẳng nghề thuộc diện công lập. Có 3 trường đã và đang thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ là Cao đẳng Kỹ nghệ 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Lilama 2 Đồng Nai và Cao đẳng Bình Định.

Sau 1 thời gian thí điểm, các trường này có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng; đầu tư cơ sở vật chất được cải thiện, số lượng doanh nghiệp tìm đến hợp tác nhiều hơn.

Tự chủ đã được Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định là chìa khóa để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức xu hướng thực tiễn này, lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp như Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội khẳng định “trường sẵn sàng tự chủ toàn phần nếu được cơ quan quản lý cấp phép.

Các trườ ng học đã phối hợp với doanh nghiệp xác định và xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng lao động theo chuẩn kỹ năng. Chất lượng đào tạo và tuyển sinh từng bước được nâng cao, dần tạo được uy tín, thương hiệu của nhà trườ ng.

Điều đáng nói là khi thực hiện tự chủ thì tư duy về công tác tài chính được đổi mới rõ nét nhất. Mức học phí tăng hơn so với trước khi tự chủ. Nguồn thu sự nghiệp từ học phí và thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được tăng cường, thu nhập cán bộ giáo viên được cải thiện. Việc kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo vừa giảm kinh phí đào tạo cho nhà trường vừa có thu nhập cho giáo viên và họ c sinh.


Hiện những khó khăn mà các trường thí điểm cũng gặp phải là họ không còn được hỗ trợ chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trong khi cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chưa được quy định rõ ràng nên không có nguồn thu này (vốn là nguồn thu chính của các đơn vị); mức học phí cao hơn so với các trường chưa thực hiện tự chủ trên địa bàn nên người học có sự so sánh. Đặc biệt, một số quy định được “mở” trong QĐ của Thủ tướng nhưng không được thực hiện như cho phép lãnh đạo quản lý ngoài độ tuổi lao động, tự mở mã ngành nghề… (Trong 3 trường mới chỉ có Trường Kỹ nghệ II thực hiện Hiệu trưởng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khi quá tuổi lao độ ng)

Do đó, việc sớm ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDNN công lập là cần thiết. Điều này góp phần thực hiện việc dần trao quyền tự chủ, đi kèm với đó là đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở GDNN.

Thục Anh