Vai trò của ASEAN trong giải quyết thách thức di cư cưỡng ép

Thứ sáu, 03/06/2016 - 10:34

Khắc phục hậu quả của di cư là một bài toán chưa có lời giải đối với các nước Đông Nam Á. Vậy, vai trò của ASEAN được nhìn nhận như thế nào và những kiến nghị gì trong giải quyết khủng hoảng di cư là một trong những nội dung được các nhà khoa học, các học giả đặc biệt quan tâm tại hội thảo với tên gọi Di cư – Cơ hội và thách thức đối với  EU và ASEAN do khoa Quốc Tế Học, trường ĐH KHXH&NV – ĐH QGHN phối hợp cùng Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức.

Theo cô Vũ Vân Anh, khoa Quốc Tế Học: Nguyên nhân của di cư cưỡng ép là do đói nghèo, các dự án phát triển của chính phủ trong nhiều trường hợp đã mất đi khả năng đảm bảo điều kiện sống cho người dân hoặc bị tước đi quyền công dân như trường hợp của người Rohingya, Myanmar. Cô Vân Anh cũng chỉ ra rằng hai tuyến đường di chuyển của luồng di cư cưỡng ép thông qua việc vượt biển và đường bộ. Trong đó, số lượng vượt biên qua đường biển ngày càng gia tăng.

DSC_4543

Di cư cưỡng ép đã tạo ra nhiều thách thứ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống các nước trong khu vực. Những thách thức do di cư cưỡng ép phải kể đến như: Di cư trái phép, đưa người qua biên giới bất hợp pháp, sự  phát triển của các tổ chức tội phạm quốc tế đưa người di cư trái phép vào quốc gia khác trong nhưng điều kiện thiếu an toàn, phi nhân đạo…

Để giảm bớt tình trạng này, ASEAN đóng vai trò quan trọng. Theo đó, năm 2016, ASEAN đã phát triển một tuyên bố chung dựa trên tuyên bố chung tại Viên Chăn để bảo vệ người lao động di cư, các chính sách quốc gia về kiểm soát đường biên giới, những hoạt động ngoại giao song phương hoặc nhóm nước có liên quan. Nhìn nhận về những giải pháp này, PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh, khoa Quốc Tế Học, trường ĐH KHXH&NV đưa ra một số gợi ý đối với ASEAN như sau: Thỏa thuận hợp tác về các vấn đề di cư, nhập cư, tị nạn phải được xây dựng trên nền tảng những giá trị chung về nhân quyền và nhân đạo; Cơ sở xây dựng được CEAS là những thành tựu lớn trong hội nhập kinh tế và chính trị. Ngược lại, chính sự phát triển của hội nhập dẫn đến nhu cầu hợp tác, phối hợp chính sách di cư, nhập cư, tị nạn; Cần có một hệ thống cảnh báo và lường trước những biến động về kinh tế, chính trị an ninh trong khu vực có thể dẫn đến khủng hoảng tị nạn.

Nguyễn Lương