TNV - Ngày 31/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch viêm đường hô hấp cấp là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu do chủng mới Coronavirus (2019-nCoV) gây ra. Nhân sự kiện này cac nhà khoa học cảnh báo những lý do khiến coronavirus trở thành mối đe dọa toàn cầu trong tương lai.
Dịch viêm đường hô hấp cấp được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu do chủng mới của Coronavirus (nCoV hay 2019-nCoV) được phát hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc tháng 12/2019. Theo nghiên cứu công bố ngày 29 tháng Giêng trên tạp chí y học England Journal of Medicine (NEJM), để xác định mức độ lây lan, các nhà khoa học dùng cái gọi là "chỉ số sinh sản cơ bản” hay R0 nhằm biết số người trung bình nhiễm virus từ một người mắc bệnh ước tính R0 của coronavirus mới là 2,2, nghĩa là mỗi người nhiễm bệnh đã lây lan virus sang trung bình 2,2 người. Điều này tương tự với ước tính trước đây, đặt giá trị R0 trong khoảng từ 2 đến 3. (Để so sánh, SARS ban đầu có R0 khoảng 3, trước khi các biện pháp y tế công cộng được áp dụng, tỷ lệ này giảm xuống mức R0 dưới 1). Đây chính là lý do để WHO) tuyên bố Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Coronavirusa l tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế, tính đến ngày 15/4 dịch đã lan ra nhiều thành phố và hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số người mắc bệnh trên toàn thế giới là khoảng trên 3 tỉ người mắc, trên 200.000 người tử vong.
Nhiều người cho rằng, thế giới được kết nối rộng như ngày nay, các bệnh truyền nhiễm ít có cơ hội phát triển so với lịch sử. Điều này đúng ở một góc độ nào đó, chẳng hạn, nhờ kết nối thông tin được chia sẻ, kiến thức tập thể trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học được nâng cao, cập nhật. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ khi dịch bệnh nghiêm trọng, như 2019-nCoV hiện đang diễn ra thì nó lại chống lại chúng ta. Lý do, đây là chủng virus rất mới và nguy hiểm. Một khi kết nối rộng thì nguy cơ lan dịch càng càng nhanh, càng rộng. Ví dụ, dịch cúm gia cầm là một loại virus mạnh hơn vốn có, chưa được biết đến trước đây chỉ có ở chim, và là một căn bệnh cổ xưa không phải là mối đe dọa cho đến khi nó xảy ra.
Lịch sử từng ghi nhận, đại dịch giết chết nhiều người hơn bất kỳ thảm họa nào khác cho dù con người đạt được nhiều tiến bộ trong phát hiện và điều trị mầm bệnh. Ví dụ, virus AIDS đã giết chết khoảng 40 triệu người. Riêng tại Mỹ, cúm gây ra khoảng 80.000 - 100.000 ca tử vong hàng năm, toàn cầu là 650.000 ca. Bệnh dịch hạch Justinian diễn ra lần đầu vào năm 541, sau đó đã giết chết khoảng một trăm triệu người trong nhiều thế kỷ. Vào thời kỳ đỉnh điểm đầu tiên, nó giết chết khoảng 10.000 người tại Constantinople. Cúm Tây Ban Nha đã giết chết hơn 100 triệu trong vài tháng, và kéo dài suốt thời kỳ Thế chiến II, cuộc chiến làm hơn 40 triệu người bị thiệt mạng...
Tại thời điểm bài viết này ấn hành, nhiều quốc gia, kể cả Mỹ đã áp đặt các thủ tục kiểm dịch bắt buộc tại các sân bay lớn, hay cảnh báo y tế khẩn cấp để ngăn chặn 2019-nCoV. Riêng Trung Quốc còn áp dụng chính sách “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đối với nhiều tỉnh thành những vẫn có hàng nghìn người chết và hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh. Nó đặt ra câu hỏi, tại sao con người lại không chuẩn bị cho dịch bệnh bùng phát?. Thật đơn giản, công nghệ y tế của chúng ta vẫn chưa đủ tiến bộ để phát hiện và chữa trị cho những đợt dịch mới.
Kiến thức y khoa cũ không thể áp dụng cho các chủng mới được, đòi hỏi phải đánh giá và chẩn đoán mới nên lãng phí thời gian. Trong hầu hết các đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử, hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong những ngày đầu tiên, trước khi mọi người có thể tìm cách ngăn chặn. Mỗi đợt bùng phát mới vẫn đòi hỏi phải hiểu mầm bệnh từ đầu, điều này ảnh hưởng đến khả năng ứng phó nên phát sinh khủng hoảng và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Trong số các đợt dịch bùng phát gần đây, kể cả coronavirus, hầu hết các loại virus này đang trở nên mạnh và phát triển nhanh hơn. Ví dụ như Ebola, nhiều chuyên gia y tế không ngại nguy hiểm lao vào tâm dịch để nghiên cứu, điều trị và nhiều người trong số này đã thiệt mạng. Tuy đau lòng, nhưng không đáng sợ, con người cần nghiên cứu để tìm ra khả năng phòng thủ vì dịch Ebola vẫn đang tiếp diễn, nhiều phiên bản mạnh hơn sẽ xuất hiện. Điều này cho thấy chúng không chết, nhưng lại tiến hóa nhanh hơn so với giả định. Ngay cả việc bùng phát của coronavirus hiện nay là do một chủng bị đột biến gây ảnh hưởng đến con người. Nếu tiếp tục tiến hóa, chúng sẽ mạnh hơn và nguy hiểm so với bất kỳ chủng nào đã được tìm thấy trước đây, kháng lại các loại thuốc mới và trở thành mối đe dọa lớn đối với cuộc sống của con người.
Theo số liệu của LHQW, tính đến (28/4), đã có 211.202 người đã chết vì 2019-nCoV, chiếm khoảng 6,9% số ca mắc bệnh, trong khi đó MERS là 25%. MERS được báo cáo lần đầu tiên năm 2012 tại Ả Rập Saudi và ở Bán đảo Ả Rập lan truyền do tiếp xúc với lạc đà bị nhiễm bệnh hoặc tiêu thụ thịt hoặc sữa của chúng.
Từ lâu, vắc xin đã được coi là “lợi hại song hành” và đôi khi còn khiến một số virus trở nên nguy hiểm hơn. Công bằng, thì vắc xin đã chặn đứng nhiều căn bệnh tồi tệ nhất mà loài người đã mắc phải trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, nói một cách thực tế, vắc-xin vẫn còn các tác dụng phụ. Theo một nghiên cứu, vắc xin tạo ra những loại virus nguy hiểm cho chính con người. Về mặt sinh học, khi vắc xin được sử dụng trên động vật gia cầm và vật nuôi có thể làm cho một số bệnh mạnh hơn, sau đó, tác động đến con người. Nhiều nhà khoa học đã chỉ trích nghiên cứu nói trên và cho rằng nó “chống lưng” cho trào lưu anti vaccine.
Bất kể nó ảnh hưởng đến ai và người ta nghĩ về vắc xin thế nào, trừ khi chúng ta cho ra đời loại vắc xin an toàn và có thể kiểm soát hữu hiệu được dịch bệnh và không còn những tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài vắc-xin, chính con người cũng “chống lưng” cho virus nguy hiểm hơn như lạm dụng hay dùng kháng sinh vừa bãi hay việc nghiên cứu tạo ra virus trong phòng thí nghiệm quân sự, sản sinh các loại vũ khí sinh học, rò rỉ virus nguy hiểm từ chính các cơ sở này. Bằng chứng, như đợt bùng phát cuối cùng của virust H1N1. Các nhà khoa học phát hiện thấy một chủng virus có từ những năm 1950 bị rò rỉ ra ngoài do lỗi của một nhân viên phòng thí nghiệm do xử lý mẫu kém.
Khoa học cho rằng biến đổi khí hậu có liên quan không nhỏ đến mầm bệnh. Ví dụ, nhiệt độ ấm lên khiến dịch bệnh bùng phát, nhiều loại virus nằm ở đâu đó trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, đặc biệt là ở Siberia nay tái xuất, mang đến những căn bệnh mới đầy hiểm nguy. Nhiều nhà khoa học cho rằng có rất nhiều chủng virus xuất hiện gần đây như Ebola đã đến từ băng vĩnh cửu khi tan chảy. Tuy nhiên, vô số chủng virus mới, kể cả coronavirus, được phát hiện trong những năm gần đây nhưng con người vẫn chưa hiểu cặn kẽ và chính xác về chúng.
Nếu có ai hỏi bạn về dạng sống thống trị nhất trên Trái đất sau con người, thì có thể trả lời đó là động vật có vú. Song theo nghiên cứu thì không có sinh vật nào có thể so sánh với các vi khuẩn về số lượng, sự đa dạng, môi trường sống và cả hệ lụy chúng gây ra. Chúng tồn tại ở mọi nơi, từ nơi sâu thẳm khắc nghiệt nhất của đại dương cho đến bên ngoài vũ trụ. Sự đa dạng của chúng khiến khoa học đôi khi bó tay, đơn giản, con người chưa hiểu hết, có bao nhiêu loại vi khuẩn tồn tại trên Trái đất?
Hãy quên Trái đất đi, gần đây người ta còn tìm thấy một loại vi khuẩn trong ruột người mà các nhà khoa học chưa từng thấy bao giờ. Nó xa lạ đến nỗi họ phải tạo ra một nhánh sống hoàn toàn riêng biệt cho chúng. Điều này cho thấy con người sẽ không bao giờ hiểu đầy đủ về thế giới vi khuẩn và như vậy, việc phòng ngừa càng thêm khó khăn hơn, nguy cơ xảy ra các trận đại dịch là điều khó tránh.
Cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) và Cái chết đen (Black Death) được ghi sâu trong y văn thế giới bởi số người chết và ảnh hưởng của chúng đối với nhân loại. Đó là lý do tại sao khi nghe thấy dịch bệnh là ớn lạnh, vì chúng giết chết hàng triệu người, tạo ra những thay đổi sâu sắc cho xã hội. Nhìn lại quá khứ, chúng ta còn thấy nhiều dịch bệnh tồi tệ hơn nhiều so với cúm Tây Ban Nha như dịch có tên English Sweating Sickness diễn ra thế kỷ 15 giết chết nhiều người hơn cả cúm Tây Ban Nha (English Sweating Sickness là Bệnh đổ mồ hôi Anh, là một căn bệnh bí ẩn và dễ lây lan ở Anh và châu Âu, xuất hiện lần đầu vào năm 1485. Đợt bùng phát cuối cùng xảy ra vào năm 1551 trước khi biến mất).
Lý do duy nhất để chúng ta lo ngại là sự quay trở lại của những căn bệnh cổ xưa do virus xuất hiện dưới dạng mới mà con người chưa có cách đối phó. Ngay cả Cúm Tây Ban Nha cũng là một dạng cúm đột biến mà khoa học đã biết nhưng nếu quay trở lại có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với xã hội hiện đại vì mầm bệnh hoàn toàn khác so với phiên bản trong quá khứ.
Minh Nghi