TNV - V.I.Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Bằng hoạt động lý luận và thực tiễn xuất sắc, V.I.Lênin đã bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, đưa chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học thành hiện thực sinh động, mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Phân tích quá trình phát triển mang tính lịch sử - tự nhiên của nhân loại trong thời đại tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo, cách mạng chủ nghĩa “sẽ đồng thời xảy ra ở trong tất cả các nước văn minh, tức là ít nhất, ở Anh, Mỹ, Pháp và Đức”. Đánh giá, phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin thấy rằng, chủ nghĩa tư bản đã có những đặc điểm mới, Người đã phát hiện ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và đưa dự báo: “chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí trong một nước tư bản”.Trên cơ sở phân tích hoàn cảnh cụ thể của nước Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin nhận định, nước Nga đã trở thành nơi hội tụ cao độ những mâu thuẫn của thời đại và là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Từ đó, V.I.Lêninvànhững ngườimácxít Nga chân chính đãtích cực chuẩn bị các điều kiện cho cuộc cách mạng vô sản Nga.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, đứng đầu là V.I.Lênin, giaicấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã vùngdậy tiến hànhcuộc Cách mạng Tháng Mười Ngavĩ đại, lật đổ chính quyền tưsản phản động, lậpnên nhànước công nông đầu tiên trên thế giới;đưa chủ nghĩaxã hội khoa học từlý luậnở thànhhiện thực, mở đầu cho sự chuyển biếntừ hiệnthực của một nước trở thành hiện thực của mộthệ thống thế giới,mở ra thời đại quá độ từ chủnghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Ngalà tất yếu khách quanbởi chủ nghĩa đếquốc ở nước Nga đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt chưatừng thấy mà bản thân nó không thể khắc phục được. Chế độ Nga hoàng đã trở nên quá thối nát, giai cấp tưsản Nga đã trở thành lực lượng cực kỳ phản động; giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga bị đẩyđếnđường cùng, sẵn sàng vùng lên lật đổ áp bức, bóc lột. Thắng lợi đó không phải là một sự “đẻ non”, càng không phảilà kếtquả của “ngẫu hứng chủ quan” hay là “mộtsự ăn may” nhưluận điệu xuyên tạc của các thếlực thù địch.Đó còn là kếtquả tất yếucủa một quá trình xây dựng, chuẩn bị công phu,tự giác, lâu dài của V.LLênin và Đảng BônsêvichNga, một đảng cách mạng chân chính được vũtrang bởi học thuyết khoa học, cách mạng vàphát triển của chủ nghĩa Mác do chính V.I.Lêninbổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo vàođiều kiện đặc thù của nước Nga.
Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, V.I.Lênin đánh giá bảo vệ chủ nghĩa Mác phải gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ chính trị thực tiễn ở tầm chiến lược và sách lược của cách mạng. V.I.Lênin chỉ rõ, những người làm cách mạng “phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”. V.I.Lênin cho rằng, “cách mạng phải biết tự bảo vệ” để chống sự phản kháng của các thế lực tư sản, áp bức và bóc lột luôn tìm mọi cách giành lại “thiên đường đã mất” và phải kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội, phản động nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin phân tích để bảo vệ thành quả cách mạng, không chỉ cần tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng; mà quan trọng hơn là phải tự mình sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới, có nền kinh tế phát triển hiện đại, năng suất cao; văn hóa, dân trí cao; một nhà nước kiểu mới, một nền chính trị dân chủ thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đó không chỉ là việc phải thường xuyên đấu tranh chống các luận điệu, hành vi thù địch từ bên ngoài mà còn phải thường xuyên phòng chống những tật bệnh và sự suy thoái từ trong nội bộ, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, bệnh kiêu ngạo cộng sản. V.I.Lênin cảnh báo: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta. Toàn bộ vấn đề là ở chữ nếu này. Nếu chúng ta do sai lầm mà gây ra chia rẽ thì tất cả sẽ sụp đổ”.
Dưới ánh sáng Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin và tấm gương cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm đánh đổ đế quốc phong kiến và tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh nhiều lần trình bày, làm sáng tỏ tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam. Về con đường giải phóng, trong tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí Minh nêu: “Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã hội cũ Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới... Bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản”. Đến năm 1960, con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh luận giải khái quát, sâu sắc hơn: “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. Đây là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, và Người đã vận dụng thành công nguyên lý đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh tư tưởng của Người không chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945 - 1954), mà còn xuyên suốt quá trình tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng có quan hệ chặt chẽ. Đó là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn (1965 - 1975) cũng như trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn đất nước cùng với nhận thức sâu sắc về quy luật tất yếu, khách quan, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới vối tinh thần “Phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển”, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; tiếp tục vững bước đi lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Bằng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, với trí tuệ uyên bác, lòng nhiệt thành cách mạng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, V.I.Lênin đã kiên trì bảo vệ, phát triển toàn diện, sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác về cách mạng vô sản phù hợp với thực tiễn cách mạng của nước Nga.Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng vô sản ở Việt Nam là một quá trình giải quyết những yêu cầu của lịch sử dân tộc, luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, hình thành nên một học thuyết về giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, được thâm nhập rộng rãi trong đông đảo quần chúng yêu nước và trở thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, làm nên những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam và tiến lên xây dựng đất nước ngày càngđàng hoàng hơn, to đẹp hơn, với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc. /.
Thiếu tá, ThS Nguyễn Đức Tuyên - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng