Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương

Thứ năm, 12/10/2023 - 10:50

TNV - Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2023 mục tiêu chung được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương; làm tiền đề để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Diện mạo làng quê ở xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc khang trang, khởi sắc

C ải tạo, phục hồi môi trường 100 bãi chôn lấp rác thải ; đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Cụ thể, trong năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu có 40 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 13 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% các xã duy trì đạt chuẩn NTM có tối thiểu 75% số tiêu chí xã (14/19 tiêu chí) đạt chuẩn theo quy định của giai đoạn 2021-2025.

Các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc có tối thiểu 75% số tiêu chí huyện (7/9 tiêu chí) đạt chuẩn theo quy định của giai đoạn 2021-2025. Các huỵện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch đạt tối thiểu 55% số tiêu chí huyện (5/9 tiêu chí) và 70% số chỉ tiêu huyện (25/36 chỉ tiêu) đạt chuẩn theo quy định của giai đoạn 2021-2025.

Cùng với 02 huyện (Yên Lạc, Bình Xuyên) và 02 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) tiếp tục thực hiện duy trì đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô đang tiếp tục hoàn thành điều kiện, tiêu chí xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, tỉnh phấn đấu có 25 - 30 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt chất lượng OCOP từ 03 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP đến hết năm 2023 lên trên 130 sản phẩm. Tiến hành đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó ưu phát triền kinh tế tập thể, hợp tác xã; phấn đấu thành lập mới 15-20 HTX cho cả giai đoạn, doanh thu bình quân mỗt HTX đạt 1.800 triệu đồng/năm.

Đồng thời tiếp tục duy tu, cải tạo, xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho >95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và hoạt động của các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh; đảm bảo >30% diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đảm bảo chủ động phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Bột sữa gạo lứt - sản phẩm OCOP 4 sao của Thành phố Phúc Yên

Tiếp tục xây dựng và phát triền hiệu quả các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 100 bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Lập Thạch và Sông Lô. Tiếp tục triển khai các dự án nạo vét, cải tạo các thủy vực bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh để phấn đấu hết năm 2023 hoàn thành thêm 30% số thủy vực đã đăng ký, đưa tổng số thủy vực được nạo vét, cải tạo đạt 80%.

Hoàn thành xây lắp và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu vực xã Tam Hồng, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Yên Lạc (theo hợp phần 2 của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc); tiến tới áp dụng, triển khai ở một số địa phương. Hoàn thành xây dựng 14 trạm xử lý nước thải phân tán khu vực nông thôn (dọc sông Phan) thuộc hợp phần 2, Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc (gồm 12 trạm ở huyện Vĩnh Tường, 01 trạm ở huyện Yên Lạc, 01 trạm ở huyện Tam Dương) và đưa vào khai thác, sử dụng, tiến tới đánh giá hiệu quả xử lý…

N âng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chửc chính trị - xã hội

Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc, đến hết tháng 6/2023 tỉnh công nhận thêm được 02 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu toàn tỉnh là 89 thôn, có 01 thôn đạt chuẩn thôn thông minh; 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2019 đang tiếp tục thực hiện duy trì đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, có 30/102 xã đã hoàn thành phê duyệt QHCXD xã (huyện Vĩnh Tường: 04 xã; huyện Yên Lạc: 08 xã; huyện Sông Lô: 12 xã; huyện Lập Thạch: 06 xã); các xã còn lại trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện. UBND các huyện Tam Dương, Lập Thạch và Sông Lô đang triển khai các bước của Quy hoạch xây dựng vùng huyện; UBND các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo và Bình Xuyên đang xác định các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện trong các đồ án Quy hoạch chung đô thị loại IV.

T ổ chức tập huấn triển khai phương án sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hỗ trợ 737,5 tấn giống lúa mới các loạitrên diện tích 14.749,28 ha; hỗ trợ giống thủy sản, số lượng 1.293 nghìn con cá giống (275,7 nghìn con cá trắm, 539,7 nghìn con cá chép, 477,6 nghìn con cá rô phi) trên diện tích 79,8 ha; phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1/2023 đảm bảo kế hoạch đề ra.

Từ đầu năm đến nay, Vĩnh Phúc đã lựa chọn được 38 phương án sản xuất kinh doanh và tổ chức tập huấn triển khai phương án sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Hiện toàn tỉnh có 307 HTX nông nghiệp, tăng 10,42% so với năm 2021; riêng 6 tháng đầu năm nay thành lập mới 06 HTX nông nghiệp đạt 120% KH năm.

Đặc biệt, nhờ sự nỗ lực quyết tâm cao của nhân dân và cả hệ thống chính trị, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 3.405 hộ nghèo đa chiều (giảm 1.802 hộ so với cùng kỳ năm 2021), tỷ lệ chiếm 0,99% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó, số hộ nghèo ở khu vực thành thị là 746 hộ, chiếm 0,74% số hộ dân vùng thành thị; số hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 2.659 hộ, chiếm 1,09% số hộ dân vùng nông thôn. Có 4 địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, gồm thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Tam Dương.

Tổng số hộ cận nghèo đa chiều là 5.881 hộ, chiếm tỷ lệ 1,70% tổng số hộ dân. Tính đến cuối năm 2022, 100% các xã đạt về tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ 102/102 xã trong toàn tỉnh không còn nhà tạm, nhà dột nát; số nhà ở đạt tiêu chuẩn chiếm 97,34%.

Hỗ trợ cá giống cho bà con nông dân phát triển sản xuất

Đề cập đến các nội dung thực hiện chủ yếu của năm 2023, ông Nguyễn Văn Khước (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc lưu ý cần nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chửc chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; trong đó, cần chú trọng quan tâm triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”,... Xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tố hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tác “5 tự” và “5 cùng”.

Triển khai hiệu quả đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Vun đắp, giữ gìn giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam. Triển khai hiệu quả phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Cựu chiến binh nêu gương sáng, hiến kế, hiến công xây dựng quê hương đất nước” gắn với phong trào “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế; triển khai hiệu quả “Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới”; thực hiện hiệu quả các phòng trào “Xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tô quốc”,“Ngày thứ báy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”,... gắn với phong trào “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Phạm Quỳnh