VOMF 2022 - Sự kiện Online Marketing quy mô cấp quốc gia được mong đợi nhất năm 2022

Thứ sáu, 21/10/2022 - 06:36

TNV - Ngày 20/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 (Vietnam Online Marketing Forum - VOMF 2022) với chủ đề “Social Marketing - tiếp thị qua mạng xã hội”.Diễn đàn là nơi cập nhật các xu hướng, công nghệ, giải pháp tiếp thị giúp các doanh nghiệp tăng trưởng trong thời gian tới.

VOMF 2022 thu hút đông đảo sự quan tâm của các cộng đồng, doanh nghiệp.

Đây là năm thứ 7 sự kiện được tổ chức tại Việt Nam thu hútđược gần 1000 khách mời đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị trực truyến. Quay trở lại sau sự thành công vang dội của Vietnam Online Marketing Forum 2021, VOMF 2022 đón nhận sự quan tâm nồng nhiệt của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân khởi nghiệp, các đơn vị truyền thông, các tổ chức – cơ quan – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Marketing, thương mại điện tử trên khắp cả nước. Có thể nói, VOMF 2022 chính là sự kiện Online Marketing quy mô cấp quốc gia được mong đợi nhất năm 2022.Tại đây, doanh nghiệp sẽ tìm thấy những lời giải cho bài toán giải cứu doanh nghiệp trong thời đại mới.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch VECOM phát biểu khai mạc trong sự kiện VOMF 2022

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch VECOM chia sẻ: “Qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó.Doanh nghiệp đối mặt với tình huống bắt buộc phải thay đổi để tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này. Vì thế chúng tôi tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 với chủ để “Social Marketing” nhằm mang đến những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trong thời đại mới đến với cộng đồng”.

Đại dịch đã làm thay đổi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng. Người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, diễn đàn VOMF 2022 là cơ hội để các tổ chức và cá nhân trao đổi thông tin, định hướng các giải pháp và cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Đồng thời góp phần mở rộng thị trường tiếp thị trực tuyến, nâng cao thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

Các diễn giả trao đổi, chia sẻ tại VOMF 2022

VOMF 2022 với chủ để “Social Marketing” nhằm mang đến những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trong thời đại mới đến với cộng đồngbao gồm bốn phiên. Phiên 1 với chủ đề “Sự dịch chuyển thói quen mua sắm online” sẽ cùng trao đổi hành trình khách hàng, xu hướng hành vi người tiêu dùng cũng như những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2022 giúp doanh nghiệp thấu hiểu tường tận về phương hướng tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội trong thời gian tới và nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phiên 2 với chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí” tập trung cung cấp các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến tận dụng sức mạnh từ lực lượng KOC, ứng dụng triệt để Shoppertainment để tăng trưởng đơn hàng đột phá thông qua những case-study thực tế.

Phiên 3 với nội dung “Công nghệ mới trong tiếp thị trực tuyến”, hướng tới sự thừa nhận, đáp ứng với những cách thức quảng cáo đồng loạt cho tất cả mọi người; với mỗi sở thích, cá tính riêng; điều mà Marketers cần làm là phân chia theo từng nhóm và có những thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng đó. Khi doanh nghiệp có chiến lược tập trung vào người dùng, những tác động tích cực từ khách trung thành, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ và mức độ tăng trưởng doanh thu bất ngờ.

Phiên 4 là “Chiến lược D2C trong kỷ nguyên mới mạng xã hội” trao đổi về phương hướng tận dụng social để tăng trưởng. Chiến lược mới để tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng sẽ tạo nên thành công cho marketing và quảng cáo nếu doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh và khai thác đúng cách.

Tại Diễn đàn ông Lê Dung - Giám đốc tăng trưởng (Growth Director) Công ty CP công nghệ Sapocho rằng, thị trường tiêu dùng trực tuyến Việt Nam đang ngày càng phát triển, với 52 triệu người tiêu dùng thường xuyên, 73% trong số đó sử dụng đa kênh để mua hàng, tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh GO Online để phát triển bán lẻ trực tuyến và bán hàng đa kênh.

Tuy nhiên, các nhà bán hàng gặp khá nhiều khó khăn như: nguồn nhân lực không đáp ứng được về kỹ năng, kiến thức sử dụng công nghệ; quy trình vận hành rời rạc; không đánh giá được hiệu quả kênh bán; thiếu dữ liệu để chăm sóc khách hàng sau bán.

Theo các chuyên gia, để tối ưu doanh số, tối ưu chi phí tiếp thị và nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp cần phải bảo đảm sản phẩm có mức giá tốt, đáp ứng nhu cầu rộng lớn của khách hàng, liên tục tìm kiếm khách hàng mới và tối ưu chi phí vận hành. Theo đó, các vấn đề mà nhà bán hàng phải đối mặt và ưu tiên giải quyết đó là: Bài toán cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng muốn gì, từ đó đưa ra những sản phẩm và xây dựng những chương trình mới thu hút và giữ chân khách hàng; làm sao để có lượng khách hàng trung thành, quay lại nhiều lần mua sắm…

Hoàng Hà