Nhân dân xã Mường Lai (Lục Yên) là điểm sáng về phong trào hiến đất và các công trình trên đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.
Qua 02 năm rưỡi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, thu hút mọi nguồn lực, khơi dậy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, phát huy nhân tố con người, tích cực khơi thông những điểm nghẽn, đẩy mạnh sức sản xuất xã hội, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo những dấu ấn nổi bật.
Tốc độ tăng GRDP đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng
Theo đó, dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêư Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, còn lại 01 chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng(65%) cần tập trung chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp tích cực để phấn đấu hoàn thành .
Tính bình quân từ đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng GRDP đạt 7,86%/năm, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (7,5%/năm); 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6,59%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyến dịch đúng hướng.
Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2021 đạt 5,36%, đứng thứ 4/14 tỉnh trong Vùng; năm 2022 đạt 5,95%, cao nhất trong Vùng; 6 tháng đầu năm 2023 đạt 5,85%cao nhất trong Vùng, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố cả nước.
Nhân dân huyện Yên Bình triển khai phong trào phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và giúp nhau dọn vệ sinh môi trường
Có được kết quả trên là nhờ tỉnh Yên Bái đã quyết liệt cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyển dịch mạnh từ sản xuất lấy số lượng, sản lượng làm mục tiêu sang tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm, theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường, kết hợp với đảm bảo an ninh lương thực. Đồngthờiphát huy lợi thế so sánh, sự đa dạng các vùng sinh thái của tỉnh, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao, phát triển dược liệu, nâng cao chất lượng rừng trồng gỗ lớn gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đi liền với đó là đổi mới và phát triển sản xuất nông nghiệp ở nông thôn theo hướng hình thành các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để tập trung nguồn lực, phối hợp và phân công sản xuất hợp lý, hiệu quả; bảo đảm tối đa hóa và hài hòa lợi ích giữa người dân trực tiếp sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, phân phối sản phẩm và người tiêu dùng. Cũngnhưtriển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của tỉnh; góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở những vùng khó khăn và đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa ở những vùng có điều kiện.
Đã có 13 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới
Với tinh thần phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong nửa nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép được trên 28.000 tỷ đồng để phát triển nông thôn; công nhận thêm 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số xã nông thôn mới toàn tỉnh lên 99 xã, chiếm 66% tổng số xã của tỉnh, đạt 78,5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Kéo điện, đổ đường lên bản vùng cao Ngọn Lành, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn
Qua đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu các tỉnh khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ về xây dựng nông thôn mới; chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2022 đạt 28 triệu đồng/người/năm, dự ước năm 2023 đạt 31,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tăng từ 92% năm 2021 lên 93% năm 2022, dự kiến năm 2023 đạt 94%, bằng 97,2% mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý ở khu vục nông thôn tăng từ 26,4% năm 2021 lên 33,7% năm 2022, dự kiến năm 2023 đạt 40,2%, bằng 80,4% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã quan tâm bố trí 11.741 tỷ đồng đầu tư cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiếu số, tập trung hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, y tế, nước hợp vệ sinh...
Nhờ vậy, kinh tế - xã hội vùng cao của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ; người dân đã biết phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các di tích văn hoá, di tích lịch sử cách mạng và các danh lam, thắng cảnh để phát triển du lịch; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thay thế cho tập quán sản xuất lạc hậu.
Những con đường nông thôn mới khang trang chạy về các thôn bản của xã Châu Quế Hạ (Văn Yên)
Đến nay, toàn tỉnh đã có 13 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,15% so với cuối năm 2021, vượt 27% so kế hoạch, riêng hai huyện nghèo Trạm Tấu, Mù Cang Chải bình quân giai đoạn 2021-2022 giảm trên 6,5%. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 12,92%; tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu là 56,37%; huyện Mù Cang Chải là 48,28%.
Chỉ số hạnh phúc của người dân tăng gần 10%
Hiện toàn tỉnh đã có 154 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 89%; số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 10,8; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,6 (cao hơn 4,6 giường so với bình quân chung cả nước), vượt chỉ tiêu so với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh đề ra.Và có 326 trường (chiếm 73,8% tống số trường toàn tỉnh) được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; vượt 8,2% mục tiêu Nghị quyết.
Đángchú ý, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã bố trí và lồng ghép gần 490 tỷ đồng để thực hiện công tác giảm nghèo; thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 1.300 hộ gia đình người có công và hộ nghèo, trong đó có 1.022 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa. Hằng năm đều vận động xã hội hóa để tặng quà Tết Nguyên đán cho 100% hộ nghèo và các hộ tự nguyện thoát nghèo trong toàn tỉnh.
Là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc thành một chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, theo đó hằng năm tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, đồng thời, xây dựng tiêu chí tạm thời đánh giá “Gia đình hạnh phúc”, “Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”, “Xã, phường, thị trấn hạnh phúc”; duy trì và nhân rộng các phongtrào, các mô hình, cách làm hay hướng tới nâng cao hạnh phúc cho nhân dân.
Toàn tỉnh hiện có 1.555 đội văn nghệ quần chúng (trung bình mỗi thôn, bản, tổ dân phố có 01 đội văn nghệ quần chúng) đang duy trì hoạt động thường xuyên. Đến hết năm 2022, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 62,57%, đạt Mức 2 - Khá hạnh phúc, tăng 9,47% so với đầu nhiệm kỳ, vượt chỉ tiêu so với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đề ra.
Bà con xã Phình Hồ (Trạm Tấu) thu hái chè Shan tuyết cổ thụ tham gia chuỗi liên kết giá trị của HTX hữu cơTrạm Tấu
Theo ông Tạ Văn Long (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái), thời gian còn lại của nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương tiếp tục thực hiện Chương trình mực tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn diện, đồng bộ, vững chắc. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng để xây dựng nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc dân tộc, môi trường cảnh quan, không gian xanh, sạch, đẹp; quốc phòng, an ninh bảo đảm.
Đặc biệt đề cao vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của nhân dân quản lý và xây dựng nông thôn mới; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới của 99 xã đã đạt chuẩn gắn vói đô thị hóa nông thôn; phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 126 xã đạt chuẩn nông thôn mới, cóthêmhuyện Văn Yên, huyện Yên Bình về đích huyện nông thôn mới; thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. A3: Kéo điện, đổ đường lên bản vùng cao Ngọn Lành, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn
Phạm Quỳnh