Lễ hội chùa Thầy, nơi gìn giữ những giá trị tín ngưỡng của dân tộc

Du lịch, Du lịch đất việt | 11:10:25 05/04/2017

TNV - Lễ hội chùa Thầy luôn là nơi thu hút nhiều du khách tới tham quan. Lễ hội được diễn ra 3 ngày từ mùng 5 đến mùng 7 tháng (âm lịch) hằng năm. Là nơi có nhiều di tích văn hóa và phong cảnh đẹp, lễ hội chùa Thầy mang nhiều giá trị vật chất và tinh thần.

ảnh 1 Du khách đến tham quan cảnh đẹp tại chùa Thầy

Nằm ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, là di tích quốc gia đặc biệt, chùa Thầy những năm gần đây luôn thu hút được đông đảo khách thập phương đến tham quan du lịch. Mọi người thường về đây để dâng lễ, thắp hương cầu mong sự an bình, cầu tài lộc đồng thời cũng là dịp để khám phá phong cảnh nơi đây. Với nhiều cảnh đẹp và sự kết hợp trong tín ngưỡng, tôn giáo như: Hang Cắc cớ, chợ Trời, nơi thờ Phật, thờ Mẫu và những các thánh nhân.  Người dân nơi đây có câu ca dao: “Gái chưa chồng trông hang Cắc cớ - Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Nên mỗi mùa lễ hội các bạn trẻ thường về đây cầu duyên, cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian, cùng kết duyên. Chùa Thầy vừa là nơi thể hiện những tinh hoa văn hóa về tín ngưỡng vừa là nơi có phong cảnh đẹp với những yếu tố tâm linh giúp mọi người khi đến nơi đây cảm giác thư thái và an lành. Bạn Thanh chia sẻ: “ Đây là lần đầu em đến dự lễ hội chùa Thầy, hội có nhiều hoạt động vui và ý nghĩa để em hiểu nhiều về văn hóa dân gian của nước mình, phong cảnh nơi đây cũng rất đẹp rất thích hợp cho việc du lịch tham quan ngắm cảnh”. Đặc biệt vào dịp hội chính, chùa Thầy thường có những hoạt động lễ hội mang đậm giá trị tín ngưỡng. Hội chùa thầy diễn ra là sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo. Lễ hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn, một diễn xướng có tính chất tôn giáo cũng với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc hòa theo nhịp hát kinh của nhà sư mang lại một cảm giác linh thiêng và trang nghiêm. Ngoài ra, tại lễ hội chùa Thầy còn diễn ra nhiều trò chơi, hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa rối nước được diễn ngay tại Thụy Đình. Chị Hoa chia sẻ: “Màn múa rối nước ở đây được biểu diễn rất hay. Tôi thường đến nơi đây vào dịp lễ hội, đi lễ và xem hội giúp tôi thấy thoải mái và bớt áp lực hơn”. Với sự kết hợp hài hòa, lễ hội chùa Thầy làm tôn lên nét đẹp giá trị văn hóa của dân tộc.  Hàng ngàn du khách lũ lượt về đây để tham dự lễ hội, là một trong những lễ hội lớn trong tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời gian khá đẹp và thuận tiện cho các công tác chuẩn bị lễ hội cũng như thời gian diễn ra lễ hội. Người dân địa phương hào hứng với những buổi lễ hội. Ông Hoàng, thôn Đa Phúc, Sài Sơn cho biết: “ Để tổ chức lễ hội này, mọi người trong làng đều phải chuẩn bị trước rất sớm, có khi đến cả tháng để chuẩn bị kiệu rước, người rước, các trò chơi truyền thống. Ngày lễ hội quan trọng nhất là ngày có lễ rước, nó chứ đựng nhiều ý nghĩa và những mong mỏi của người dân chúng tôi nơi đây”.

ảnh 2 (1) Mọi người đến thắp hương thể hiện lòng kính nơi cửa Phật Năm nay, thay vì rước kiệu mở đầu hội, người dân nơi đây lại chọn ngày cuối cùng trong hội để rước. Với những đoàn kiệu được rước đi với hàng ngàn người nối dài  rước qua từng thôn trong xã thuộc vùng chùa Thầy.  Các thôn tại đây sẽ có những kiệu riêng, kiệu sẽ được rước đến sân chùa và sau đó lại rước trở về các đình làng.  Hình thức rước kiệu cũng được chuẩn bị khá kĩ  lưỡng khi lựa chọn  các người tham gia rước kiệu, phụ trách khiêng kiệu là những chàng trai khỏe mạnh trong thôn, làng. Buổi lễ rước kiệu có 4 kiệu của 4 thôn thuộc xã Sài Sơn.  Đây là phần lễ được người dân địa phương xem là quan trọng và cốt yếu nhất. Vì vậy, việc rước kiệu cũng trở nên trang trọng và cầu kì hơn.

ảnh 3 Lễ hội rước kiệu diễn ra vào ngày kết thúc hội

Với mỗi mùa lễ hội vào tháng 3 âm lịch hằng năm, chùa Thầy đang dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Trương Vời

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam