Cha mẹ nào cũng mong con mình sẽ có trí thông minh phi thường và chỉ số IQ cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, chỉ số IQ của một người có thể được nhìn thấy từ thời thơ ấu.
Nếu con bạn thể hiện 5 hành vi này trong cuộc sống hàng ngày thì chỉ số IQ của trẻ thường cao hơn các bạn cùng trang lứa.
1. Hay cười từ nhỏ
Có thật là trẻ cười sẽ thông minh hơn? Điều này thực sự có cơ sở khoa học.
Sau nhiều năm điều tra theo dõi, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Elin Wolf phát hiện ra rằng những đứa trẻ sơ sinh biết cười khi được 3 ngày tuổi có chỉ số IQ là 180 khi được 6 tuổi.
Ngoài ra, những bé có trí thông minh thấp thường không biết cười cho đến khi được 3 tháng tuổi, trong khi những bé thích cười hầu hết đều thông minh hơn.
Nếu muốn con mình luôn lớn lên vui vẻ, cha mẹ cũng nên tích cực đáp lại nụ cười của con, điều này rất quan trọng cho sự trưởng thành của con.
Tiến sĩ Edward Tronick thuộc Trung tâm Phát triển Trẻ em tại Đại học Harvard từng tiến hành một thí nghiệm “không biểu hiện” rất nổi tiếng. Khi bắt đầu thí nghiệm, người mẹ đối xử với đứa trẻ bằng vẻ mặt yêu thương, vui vẻ và tương tác với đứa trẻ, đứa trẻ cũng tỏ ra rất vui vẻ.
Đột nhiên, vẻ mặt của người mẹ bắt đầu thay đổi. Cô không có biểu cảm khi đối mặt với đứa trẻ. Đứa trẻ dường như nhận ra điều đó và bắt đầu nghĩ cách thu hút sự chú ý của người mẹ. Người mẹ vẫn không biểu lộ cảm xúc, còn đứa trẻ tiếp tục thử nhiều hành động khác nhau để thu hút sự chú ý của người mẹ nhưng đều vô ích. Đứa trẻ trở nên sợ hãi, bồn chồn và khóc.
Thí nghiệm này cũng có thể chứng minh rằng sự tương tác giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng. Cha mẹ nên phản ứng tích cực với con cái nếu khuôn mặt tràn đầy nụ cười, con cái cũng sẽ cảm thấy an toàn và thoải mái.
2. Thích bắt chước
Bắt chước là bước đầu tiên của sáng tạo, và bắt chước là hình thức học tập đầu tiên.
Trong giai đoạn đầu phát triển, khả năng nhận thức và trải nghiệm của trẻ còn tương đối hạn chế. Bằng cách bắt chước hành vi, ngôn ngữ và suy nghĩ của người khác, trẻ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường xung quanh và học hỏi những điều mới.
Ví dụ, trẻ bắt chước cách đi của người lớn, bắt chước lời nói của trẻ khác,... Khả năng bắt chước này còn phản ánh khả năng quan sát nhạy bén và khả năng học tập mạnh mẽ của trẻ, đồng thời là biểu hiện quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Nhà giáo dục người Ý Montessori từng nói: Hành vi của trẻ thường rất sáng tạo. Một khi chúng bắt đầu bắt chước, trẻ thường sẽ vượt qua đối tượng mà trẻ đang bắt chước.
Dù bắt chước là tốt nhưng cha mẹ cũng phải tận dụng tốt việc bắt chước, kịp thời ngăn chặn bắt chước một số hành vi sai trái và dặn dò con những việc cần làm cho đúng. Chỉ bằng cách hướng dẫn trẻ một cách chính xác, trẻ mới có thể học được nhiều hơn trong giai đoạn nhạy cảm và hướng tới con đường phát triển tốt hơn.
3. Thích nói chuyện
Nếu trẻ nói quá nhiều cũng sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Trẻ có trí tưởng tượng phong phú và có thể nói đủ thứ thứ chuyện. Tuy nhiên, việc trẻ nói nhiều không phải là vấn đề. Nếu con bạn thường nói nhiều thì cha mẹ nên vui mừng vì con được sống trong môi trường yêu thương và trẻ cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc.
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng nói: “Nếu con bạn có cái miệng nhỏ và hay nói, điều đó có nghĩa là ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được sống trong môi trường yêu thương, được cha mẹ và mọi người xung quanh thường xuyên giao tiếp, tương tác. Bằng cách này, trẻ sẽ được nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cao hơn".
IQ ngôn ngữ là một phần quan trọng trong đánh giá IQ của trẻ. Nó chủ yếu đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, bao gồm khả năng nói sớm và muộn, từ vựng và khả năng hiểu ngôn ngữ. Trẻ có chỉ số IQ cao thường thể hiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt như nói sớm, vốn từ vựng lớn và khả năng hiểu ngôn ngữ tốt. Ngoài ra, việc trẻ có thích đặt câu hỏi và có mong muốn thể hiện bản thân mạnh mẽ cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá IQ ngôn ngữ.
Các nghiên cứu đánh giá cho thấy hầu hết trẻ em từ 0-6 tuổi đều gặp khó khăn khi nói. Nếu con bạn có thể nói được câu hoàn chỉnh khi được khoảng 2 tuổi thì điều này chứng tỏ bé có năng khiếu về ngôn ngữ.
Ở một đứa trẻ nói nhiều ở nhà, sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ có thể giúp hình thành trí não và sự phát triển tính cách trong tương lai của trẻ. Khi trẻ nói không ngừng, hãy kiên nhẫn lắng nghe và phản ứng tích cực với trẻ. Tuy nhiên, bạn phải thống nhất với trẻ là không nói chuyện tùy tiện ở nơi công cộng và thực hiện nghiêm túc.
Cha mẹ có thể thảo luận về những chủ đề thú vị hơn với con. Khi trẻ bày tỏ ý kiến, quan điểm, cha mẹ nên khen ngợi những ý kiến và khuyến khích của trẻ, không nên kìm nén hay chế giễu. Điều này cũng sẽ rèn luyện kỹ năng diễn đạt và tư duy của trẻ.
4. Thích tranh luận
Hầu hết các bậc cha mẹ đều không thích con mình có lời nói hành vi phản kháng. Mỗi khi điều này xảy ra, cha mẹ thường tức giận. Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn con làm theo ý mình và không cho phép con mắc lỗi hay bày tỏ ý kiến riêng. Điều này phủ nhận ý thức chủ quan của đứa trẻ.
Khi đứa trẻ lớn lên, nó bắt đầu có những ý tưởng riêng của mình. Việc trẻ tranh luận, nêu ý kiến cá nhân không phải vì trẻ cố tình muốn gây rắc rối mà vì muốn được lên tiếng. Các nhà nghiên cứu từng tiến hành khảo sát và phân tích về vấn đề này: trẻ em từ 2-5 tuổi được chia thành hai nhóm, một nhóm thường xuyên “cãi vã” với cha mẹ, nhóm còn lại rất vâng lời cha mẹ và được theo dõi cho đến tuổi thiếu niên.
Kết quả cho thấy: 84% trẻ thích tranh luận có tính độc lập, có khả năng phân tích độc lập, có khả năng phán đoán sự việc. Trong khi 76% trẻ có vẻ ngoan ngoãn không xây đựng được tính cách độc lập. Những đứa trẻ có thể đặt câu hỏi và phản kháng không chỉ có tư duy nhanh nhạy, dễ thích nghi mà còn có tính cách quyết đoán hơn.
Vì vậy, cha mẹ nên cho phép con có quan điểm riêng, để con tự bảo vệ ý kiến và kiên nhẫn lắng nghe những gì con nói thay vì thắc mắc hay phủ nhận. Nếu cha mẹ cảm thấy những gì con mình đang làm thực sự là sai, hãy giải thích cho con hiểu. Quá trình này cũng có thể rèn luyện khả năng tư duy của con.
5. Trí nhớ tốt
Trí nhớ tốt thường được coi là một đặc điểm của chỉ số IQ cao, bởi trí nhớ là một phần của trí thông minh, bao gồm khả năng ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phán đoán,… Trí nhớ tốt thường có nghĩa là hoạt động thần kinh của não tốt hơn.
Nếu trẻ có trí nhớ tốt thì bất kỳ kiến thức nào cũng sẽ không tốn sức và ghi nhớ nhanh chóng. Hiệu quả học tập sẽ cao hơn trẻ có trí nhớ kém.
Một số trẻ thậm chí còn nhớ được một từ mà ai đó đã nói một cách tình cờ. Những đứa trẻ như vậy có xu hướng phát triển trí não tương đối tốt. Trẻ có trí nhớ tốt tốt hơn nhiều so với người bình thường về khả năng tập trung, quan sát, trí tưởng tượng và tư duy logic.
Khoảng 50%-60% IQ của trẻ đến từ cha mẹ và 40%-50% còn lại đến từ các yếu tố có được. Tỷ lệ này cho thấy mặc dù di truyền có tác động nhất định đến IQ nhưng trình độ học vấn và môi trường tiếp thu đều quan trọng như nhau.
Giáo dục gia đình tốt, trò chơi giáo dục phù hợp và tài liệu đọc phong phú có thể thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có những tài năng và điểm sáng riêng. Trên thực tế, thay vì có chỉ số IQ cao, điều quan trọng nhất là dạy dỗ trẻ phù hợp với năng khiếu và để trẻ lớn lên trong hạnh phúc.
Theo Toutiao
Ứng Hà Chi