Cậu ấm nhà tỷ phú suốt 2 năm thất nghiệp dù rải 400 CV khắp cả nước, tới tuổi 25 bất ngờ gọi được 350 triệu USD cho start-up từ lời khuyên của ông bố doanh nhân

Thứ hai, 09/12/2024 - 13:47

"Cá nhân tôi cho rằng dù là khởi nghiệp ở thời đại của ba tôi hay khởi nghiệp ở thời đại của chúng tôi, luôn có một vấn đề mà chúng ta cần làm rõ trước tiên, đó là tôi cung cấp giá trị gì cho xã hội, tôi cũng cấp giá trị gì cho khách hàng”, vị CEO trẻ nói.

Trạch Long, sinh năm 1997, là con trai của người sáng lập một doanh nghiệp đồ gia dụng nổi tiếng tại Trung Quốc, từ một "cậu ấm" không tìm được việc làm trong suốt 2 năm, tới một doanh nhân cũng thành công không kém cha mình, kinh doanh sản phẩm ghế sofa tự thiết kế tại thị trường Hoa Kỳ, hành trình của anh diễn ra ra sao?

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Mỹ, Trạch Long quay trở về nước, tuy nhiên, cuộc sống của một người lớn đối với một "cậu ấm" như anh không hề dễ dàng tới vậy. Anh nhớ lại: "Sau khi học xong, tôi về nước tìm việc làm, tìm suốt 2 năm nhưng không có ai tuyển. Bình thường như gia đình khác, ba mẹ sẽ sắp xếp cho con một vị trí công việc trong công ty, vị trí gì cũng được, ít nhất cũng được cống hiến, ba mẹ cũng giữ được thể diện. Nhưng ba tôi thì ngược lại, ba nói với tôi, con phải tự lập, làm bảo vệ cũng được người giao hàng cũng được, ít nhất đấy là công việc mà con tự mình tìm được. Bản thân tôi cũng rất nỗ lực tìm kiếm suốt 2 năm nhưng vẫn không tìm được, nguyên nhân cốt lõi là "có voi lại vòi tiên". Tôi muốn học trả cho tôi 20.000 tệ một tháng, họ nói họ chỉ trả tôi 1000 tệ/tháng. Tôi gửi đi hơn 400 CV, được gọi tới phỏng vấn khoảng 40 công ty, thực tập khoảng 5 công việc, nhưng chỉ dừng lại ở đó"/

"Sau đó bố gọi điện cho tôi nói hay là kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, sử dụng lợi thế chi phí chuỗi cung ứng để xây dựng chuỗi cung ứng kinh doanh ở nước ngoài, con kiếm tý tiền đi, nhưng lợi nhuận ròng của việc này lại rất thấp. Tôi thấy giá trị không lớn, còn bố tôi thì lại kiểu "con thì hiểu cái gì…" rồi nói cảm thấy muốn làm thì làm, không thì thôi. Lúc đó tôi thật ra cũng đang không có việc gì làm nên thôi nghe lời bố, thử làm xem sao", anh chia sẻ lý do khá "miễn cưỡng" khiến mình thử sức với công việc kinh doanh hiện tại.

Cậu ấm nhà tỷ phú suốt 2 năm thất nghiệp dù rải 400 CV khắp cả nước, tới tuổi 25 bất ngờ gọi được 350 triệu USD cho start-up từ lời khuyên của ông bố doanh nhân - Ảnh 1.

Trạch Long chia sẻ tiền vốn để khởi nghiệp là tự anh huy động, thay vì xin trợ giúp từ gia đình. Ngay ở vòng huy động vốn đầu tiên, anh huy động được 3.500.000 USD (khoảng 88 tỷ đồng), tưởng chừng khó tin nhưng đó lại là sự thật, bởi lẽ, "khi đó thị trường tốt, đó là năm 2021, tôi có thể trình bày cho nhà đầu tư một cách chi tiết vì sao khách hàng chịu bỏ tiền ra mua sản phẩm của tôi, điểm mạnh cốt lõi của sản phẩm là gì, vì sao tôi có thể bán hàng tại thị trường Mỹ."

"Nhận được đầu tư xong mới nói với ba, lúc đó ba tôi kiểu, "ai chịu đầu tư cho con vậy con?" Thật ra chính tôi cũng bất ngờ khi biết mình sẽ nhận được khoản đầu tư này, có lẽ lí lịch của tôi cũng là một nhân tố giúp tôi nhận được khoản đầu tư này", Trach Long thẳng thắn.

Đứng từ góc độ bối cảnh thị trường khi đó, năm 2021 là năm dịch bệnh đang tiếp diễn, khi đó, nhiều báo cáo cho thấy tiêu dùng cho đồ gia dụng trong các gia đình tăng vọt, mọi thị trường đồ gia dụng đều tăng trưởng, "cộng với việc tôi từ nhỏ đã sống ở Mỹ, tôi hiểu thị trường bên đó, tôi hiểu thói quen sử dụng đồ gia dụng của người Mỹ, tôi hiểu họ có thể muốn gì và cần gì."

Theo Trạch Long, có một điểm khác biệt vô cùng rõ nét trong thói quen tiêu dùng mặt hàng ghế sofa của các gia đình tại Trung Quốc và tại Mỹ, "người Trung Quốc rất quan tâm tới chất lượng ghế sofa, dùng được bao nhiêu năm, liệu có thể dùng được 10 năm hay không, người Mỹ lại xem ghế sofa như một mặt hàng tiêu dùng lâu bền, cứ 3-5 năm họ sẽ thay một lần, vì trọng lượng khá lớn, miếng đàn hồi cũng có tuổi thọ của nó, đến một giai đoạn nhất định, bạn buộc phải vứt nó đi, phải thay cái khác. Thêm vào đó, năng lực kinh tế của người Mỹ có lẽ cũng thuộc vào hàng cao nhất thế giới, vậy nên giá cả ở thị trường này cũng cao."

Giải thích việc vì sao có thể tự tin chen chân vào thị trường có thể coi là khó nhằn này, Trạch Long tự tin, "đứng từ góc độ sản phẩm, điểm mạnh đầu tiên là thoải mái, điểm mạnh thứ hai là giá cả, so với những hãng khác, sản phẩm của tôi có thể đem lại cảm giác thoải mái y như vậy, nhưng giá cả lại rẻ hơn 50%. Điểm mạnh thứ ba là có thể tách các miếng ra rồi ghép lại theo hình thù, ý muốn của khách hàng, điều này không nhiều người làm, phần lớn ghế của họ không thể tách rời, gây khó khăn trong khâu vận chuyển. Logic cơ bản của nước Mỹ là hệ thống mua hàng, sản phẩm của họ phần lớn đều là được mua, họ không có công xưởng. Một thương hiệu mới, sản phẩm mới như tôi làm thế nào để chen được chân vào thị trường này? Chỉ có cách là đối mặt với vấn đề khó giải quyết nhất, đó là làm sao để khâu vận chuyển được thuận lợi nhất có thể, muốn làm được như vậy, tôi đặc biệt chú trọng vào phần thiết kế."

Cậu ấm nhà tỷ phú suốt 2 năm thất nghiệp dù rải 400 CV khắp cả nước, tới tuổi 25 bất ngờ gọi được 350 triệu USD cho start-up từ lời khuyên của ông bố doanh nhân - Ảnh 2.

Để mở rộng thị trường bên Mỹ, Trạch Long chi rất nhiều tiền cho việc quảng cáo, "tôi tiến hành quảng cáo sản phẩm trên Instagram, trên Google, thuê các KOLs quảng cáo, làm mọi cách để họ biết đến mình. Sử dụng định vị thương hiệu để lựa chọn các KOL phù hợp, tạo uy tín thương hiệu bằng các bài đăng trên tạp chí, nhà xuất bản, ở Mỹ thì là tạp chí Forbes… Một tháng có thể phải chi khoảng 20-30 vạn tệ (khoảng 700 triệu – 1 tỷ đồng) cho tiền quảng cáo."

Dù chi rất nhiều tiền cho việc quảng cáo, trong suốt 3 tháng đầu tiên Trạch Long không tiêu thụ được sản phẩm nào, "tôi cũng khá hoang mang, nhưng cũng tự trấn an bản thân là mình vừa mới gia nhập thị trường này, cho bản thân thêm chút thời gian. Thật ra chúng tôi cũng rất nhiều lần hoài nghi, chán nản. Tháng thứ hai vốn có một đơn đặt hàng nhưng tới ngày đóng gói để vận chuyển, khách hàng bỗng nhiên hủy đơn. Tới tháng thứ 4 bắt đầu có đơn đặt hàng, 1 tháng bán được khoảng 5,6 chiếc, lúc đó chúng tôi nghĩ có lẽ sẽ làm được thôi. Giá cả trung bình 7500 USD (khoảng 190 triệu đồng). 3 tháng đầu tiên đầu tư rất nhiều cho quảng cáo, tới tháng thứ 4, rất nhiều phương tiện truyền thông bắt đầu khen ngợi sản phẩm, giảm bớt được gánh nặng marketing. Tới tháng thứ 5, lượng đơn đặt hàng tăng gấp 4 lần."

Trạch Long chia sẻ khi tự mình khởi nghiệp, anh bắt đầu hiểu hơn về những gì mà ba mình từng trải qua, "cá nhân tôi cho rằng dù là khởi nghiệp ở thời đại của ba tôi hay khởi nghiệp ở thời đại của chúng tôi, luôn có một vấn đề mà chúng ta cần làm rõ trước tiên, đó là tôi cung cấp giá trị gì cho xã hội, tôi cung cấp giá trị gì cho khách hàng. Rất nhiều những "phú đại nhị" (thế hệ thứ hai của những gia đình giàu có) có một tư duy là tôi muốn chứng minh bản thân mình, hoặc là tôi không thể để người khác nghĩ mình vô dụng, vì vậy tôi khởi nghiệp để chứng minh điều này, tôi chưa bao giờ sợ người khác nói tôi là kẻ vô dụng, thứ tôi để tâm nhất khi khởi nghiệp là sản phẩm, là khách hàng, là liệu bản thân đạt được điều gì, cải thiện ra sao trong quá trình đó, tôi vốn không phải một người có đầu óc nhạy bén trong việc kinh doanh, nhưng hiện giờ tôi đã nhạy bén hơn."

Trạch Long nói bản thân anh rất tận hưởng quá trình khởi nghiệp của mình, tuy nhiên, "tận hưởng thì không chỉ nên tận hưởng những cái tốt, những cái không tốt, không như ý cũng phải tận hưởng, để rồi chiêm nghiệm và rút ra bài học cho bản thân, thực ra những việc bạn mà cho là không tốt ở thời điểm hiện tại, qua 20, 50 năm nữa, nó chưa chắc đã là chuyện không tốt. Mới hơn 20 năm, tôi thấy mình sống cũng tạm, cũng không vô ích cho lắm…"


Theo: Douyin

Diệu Đan