Câu hỏi: ‘Nếu sếp nữ đau bụng, nhờ bạn lấy cốc nước ấm, bạn sẽ làm gì? – Nam ứng viên tự tin trả lời, khiến nhà tuyển dụng vỗ tay đôm đốp

Chủ nhật, 25/05/2025 - 19:14

Nam ứng viên sau buổi phỏng vấn đã trở thành chuyên viên Chăm sóc khách hàng với mức thu nhập khá cao.

Một cuộc phỏng vấn kinh điển được lan truyền trên Internet gần đây trên Toutiao (MXH Trung Quốc). Trong một cuộc tuyển dụng, người phỏng vấn nữ đã hỏi ứng viên một câu hỏi: 

"Nếu sếp nữ đang bị đau bụng và không thể ra ngoài, sếp nhờ bạn lấy cốc nước ấm, bạn sẽ làm gì?". 

Câu hỏi khiến 3 nam ứng viên chững lại một lúc, mỗi người theo đuổi một dòng suy nghĩ khác nhau. Hết 5 phút chuẩn bị, từng ứng viên sẽ trình bày cách ứng xử của bản thân trước ban tuyển dụng công ty. 

Câu hỏi: ‘Nếu sếp nữ đau bụng, nhờ bạn lấy cốc nước ấm, bạn sẽ làm gì? – Nam ứng viên tự tin trả lời, khiến nhà tuyển dụng vỗ tay đôm đốp - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Ứng viên A trả lời: "Tôi nghĩ thứ sếp cần lúc này là hơi ấm chứ không phải nước ấm". Trước câu trả lời, anh bị loại thẳng vì nhà tuyển dụng cho rằng anh thiếu nghiêm túc, chuyên nghiệp, đang bỡn cợt. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá anh yếu kém kỹ năng mềm mà thái động còn tệ hại. 

Tiếp theo, ứng viên B đưa ra câu trả lời: "Tôi đã có bạn gái, để tránh gây hiểu lầm khi đưa nước ấm cho người khác giới, tôi sẽ nhờ đồng nghiệp nữ đưa nước cho sếp". 

Còn ứng viên C - người tham gia cuối cùng buổi tuyển dụng thủng thỉnh đáp: "Nếu sếp bị đau bụng nhẹ, tôi sẽ đi pha một tách trà gừng. Còn nếu tình trạng đau bụng của sếp nghiêm trọng hơn, tôi khuyên sếp nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ". 

Kết quả là nam ứng viên C khiến nhà tuyển dụng vỗ tay khen ngợi trước phần trả lời thông minh, thể hiện cách hành xử chu đáo, không kém phần chuyên nghiệp, tinh tế. Anh được nhận ngay vào làm việc ở vị trí chuyên viên Chăm sóc khách hàng với thu nhập khởi đầu tương đối cao.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao câu trả lời của anh. Bởi không chỉ dừng ở việc đưa nước ấm cho sếp uống, ứng viên C đã nhanh chóng nghĩ tới việc đi pha trà gừng - loại trà có tác dụng nhanh chóng trong việc làm giảm cơn đau, xoa dịu tinh thần. Hơn thế, việc đề nghị sếp đi bệnh viện khám thể hiện thái độ quan tâm đến sức khoẻ của lãnh đạo. 

"Tôi nghĩ anh là người tỉ mỉ, chu đáo, nhanh nhạy trong các tình huống phát sinh", người phỏng vấn đánh giá. 

Vì sao nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi

không liên quan đến chuyên môn?

Trong nhiều buổi phỏng vấn, không ít nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi tưởng chừng không liên quan đến chuyên môn, kỹ năng. Chẳng hạn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi: Bạn có đang yêu không? Bạn kết hôn rồi phải không? Bạn đã sinh con chưa? Bạn sẽ miêu tả màu vàng như thế nào đối với một người mù? Bạn có siêu năng lực gì?

Thực tế, mọi câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng đều có thể ẩn chứa một ý nghĩa nào đó. Ngoài những câu hỏi liên quan đến công việc, phúc lợi, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, nhà tuyển dụng còn thường đặt câu hỏi về cuộc sống. 

Mục đích của những câu hỏi này là để kiểm tra sự thông minh, khéo léo, khả năng ứng biến của ứng viên. 

Câu hỏi: ‘Nếu sếp nữ đau bụng, nhờ bạn lấy cốc nước ấm, bạn sẽ làm gì? – Nam ứng viên tự tin trả lời, khiến nhà tuyển dụng vỗ tay đôm đốp - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

 Một số điều cần lưu ý

Khi trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn, người tìm việc cũng cần chú ý những điểm sau:

1. Đặt sự trung thực đặt lên hàng đầu

Dù bạn gặp phải vấn đề gì, sự trung thực vẫn là điều quan trọng mà bạn cần để tâm. ⁠Người tìm việc nên tránh phóng đại khả năng hoặc che giấu những thông tin quan trọng vì điều này sẽ chỉ khiến họ gặp rắc rối trong công việc sau này.

2. Giao tiếp tích cực

Trong vai trò là người tìm việc, nếu bạn còn cần thêm thời gian suy nghĩ hoặc nghi ngờ về các đãi ngộ của công ty, bạn có thể chủ động trao đổi với người phỏng vấn để tìm hiểu thêm thông tin và gợi ý. Bằng cách này, bạn có thể thể hiện sự chủ động và nhiệt tình của mình.⁠‍

3.⁠ Luôn tự tin

Cuối cùng, người tìm việc cần phải tự tin. Dù gặp phải vấn đề gì, bạn cũng phải tin vào khả năng xử lý tình huống của mình. ⁠Đồng thời, bạn cũng cần tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân và tin rằng công việc này sẽ mang đến cho bạn những cơ hội phát triển tốt hơn.

Tóm lại, trong cuộc phỏng vấn, khi gặp câu hỏi "Bao giờ bạn có thể bắt đầu?", những người tìm việc có EQ cao sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo của mình. Họ sẽ dùng sự chân thành và nhiệt tình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, họ cũng thể hiện tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm để chứng minh giá trị của mình. Ngoài ra, họ sẽ sử dụng chiến lược trả lời khéo léo để giành được nhiều cơ hội hơn.

Ứng Hà Chi