Đứa trẻ bị bỏ rơi
Năm 1987, trong một ngày đông giá buốt, người ta phát hiện một bé gái sơ sinh bị bỏ lại ở cạnh thùng rác trong bệnh viện.
Lúc này, có một người đàn ông đã thấy đứa trẻ và nhận về nuôi. Đó là ông Sùng Dương, ông đã đưa vợ đi khám bác sĩ về kế hoạch có con. Do sức khoẻ người vợ không tốt nên nhiều năm qua, họ chưa có mụn con nào. Ra khỏi phòng khám, họ chỉ biết thở dài nhìn nhau, ngao ngán trách số phận, nghĩ rằng cả đời sẽ không có duyên với con cái.
Giữa lúc buồn bã, hai vợ chồng nghe thấy tiếng khóc của đứa bé. Họ đã tìm thấy một đứa trẻ được bọc trong tã, người tím ngắt vì lạnh. Vì không tìm được cha mẹ đẻ đứa trẻ sau thời gian dài nên họ quyết định nhận nuôi. Họ cũng đi nhiều nơi, nghe ngóng chỗ nọ chỗ kia với mong muốn tìm được gia đình cho đứa trẻ đáng thương nhưng mọi điều đều vô ích.
Vợ của ông Sùng Dương cho rằng: "Có lẽ ông trời biết chúng ta không thể có con nên đã ban tặng đứa trẻ đáng yêu, xinh xắn này". Họ đến cơ quan chức năng làm thủ tục nhận con nuôi, đặt tên là Ánh Dương, hy vọng cô bé sẽ trong sáng và rạng rỡ như cái tên của mình trong tương lai.
Gia đình ông Sùng Dương không mấy khá giả, ông làm việc tại một căn tin của nhà máy, còn vợ ông ở nhà nội trợ. Sức khoẻ của người vợ không tốt, thường phải đến bệnh viện hàng tháng nên tốn khá nhiều chi phí. Sự xuất hiện của Ánh Dương khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn. Dù thu nhập không cao nhưng cặp vợ chồng vẫn đầu tư cho con những điều tốt đẹp. Họ cho con uống sữa bọt thay vì nước gạo, bột ngũ cốc như người thân, bạn bè khuyên bảo.
"Đứa trẻ không có sữa mẹ để uống đã là thiệt thòi. Nếu không bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bột sẽ rất tội nghiệp cho đứa trẻ, cơ thể sẽ gặp vấn đề", ông Sùng Dương chia sẻ.
Vì thế, 2 vợ chồng ông trích 1 nửa lương để nuôi Ánh Dương. Họ hạnh phúc khi tiết kiệm tiền để mang lại cho con gái cuộc sống tốt đẹp nhất. Đến năm Ánh Dương 3 tuổi, cha cô bị sa thải, gia đình mất đi nguồn thu nhập duy nhất. Để duy trì cuộc sống gia đình, ông Sùng Dương đi chạy xe giao bình gas cho người dân. Công việc rất vất vả, căng thẳng và độc hại nhưng ông kiếm được nhiều tiền hơn.
Để có thu nhập tốt hơn, ông Sùng Dương phải giao gas lúc mặt trời chưa sáng. Có những gia đình sinh sống ở tầng cao nhưng không có thang máy, ông phải cõng từng bình gas lên nhà. Ông làm công việc trong 5 năm khiến tấm lưng bị gù xuống. Nhưng dùng cuộc sống có vất vả đến đâu, ông và vợ cũng chưa bao giờ đối xử tệ bạc với con gái nuôi.
"Những gì con nhà người khác có, Ánh Dương cũng phải có", ông từng quả quyết.
Người ta nói rằng những sợi dây gai dầu chỉ đứt ở những chỗ mỏng nhất, xui xẻo chỉ rước thêm xui xẻo. Năm 2001, vợ của ông Sùng Dương không thể chống lại bệnh tật và qua đời khỏi thế giới này. Trước khi qua đời, bà lo lắng nhất cho con gái mình. Sau khi đắn đo, bà quyết định nói cho con gái nuôi nghe về nguồn gốc của mình. Bà mong con sẽ sớm tìm được gia đình thực sự và có cuộc sống tốt hơn.
Ánh Dương biết chuyện cô không phải con gái ruột của cha mẹ vào năm cô 14 tuổi. Cô đã rất sốc. Khi còn nhỏ, không phải là cô chưa từng nghe những lời bàn tán của làng xóm. Cô cũng từng bị bạn bè cười nhạo nhưng cô chưa bao giờ tin vào điều đó.
Ánh Dương vẫn nghĩ: "Cha mẹ đối xử với cô tốt như vậy, không thể mình là con nuôi được". Vì thế nên khi mẹ nói, cô đã vô cùng bàng hoàng. Nhưng cô bé nhanh chóng bình tĩnh lại, nắm lấy tay mẹ và nói: "Con yêu mẹ, dù mẹ không phải là mẹ ruột thì tình cảm đó không thay đổi".
Sau khi mẹ qua đời, Ánh Dương càng chăm chỉ học tập hơn. Cô làm điều đó vì tương lai của chính mình, và hơn thế nữa là vì gia đình đã nuôi dưỡng cô vượt qua bao khó khăn. Năm 2005, cô được nhận vào Đại học Nông nghiệp Huazhong thuộc Đại học 211 với kết quả xuất sắc.
Cha nuôi tiếp tục nhọc nhằn nuôi con gái học Đại học
Cha vẫn hàng ngày đi chở bình gas để kiếm tiền nuôi cô ăn học. Để giảm bớt gánh nặng cho cha, Ánh Dương đã nộp đơn xin vay vốn sinh viên để đóng tiền học. Bên cạnh đó, cô còn làm gia sư, bán báo, ship hàng để có tiền trang trải sinh hoạt. Thậm chí, mỗi buổi trưa và buổi tối cô còn sắp xếp lại hàng trăm chiếc xe trong khu ký túc xá để kiếm 150 NDT/tháng (khoảng 524 nghìn đồng).
Dù vất vả nhưng cô vẫn luôn nỗ lực học tập, không để việc làm thêm ảnh hưởng đến thành tích. Năm 2009, cô được nhà trường viết đơn giới thiệu học lên chương trình Tiến sĩ tại tại Đại học Cobilano ở Canada với học bổng toàn phần. Cô ngay lập tức thông báo cho cha việc sắp đi du học, cha cô đã bật khóc vì hạnh phúc, tự hào.
Nhưng 2 cha con có thể hạnh phúc được bao lâu thì sự xuất hiện của hai “vị khách không mời mà đến” đã phá vỡ sự ấm áp và yên bình của ngôi nhà nhỏ này. Hai người này không ai khác chính là cha mẹ ruột của Ánh Dương.
Nghe tin đứa trẻ năm xưa đã trở thành nhân tài, hai vợ chồng đến nhà ông Sùng Dương với 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) và trao đổi: "Chúng tôi là cha mẹ ruột của Ánh Dương, chúng tôi hy vọng cô ấy có thể quay về với chúng tôi. Những năm này anh nuôi nấng cô ấy không hề dễ dàng, số tiền này coi như là công sức nuôi dạy con bé thành tài".
Họ còn chia sẻ lý do bỏ rơi con gái vào thời điểm đó là vì công việc kinh doanh thất bại, họ phải ôm khoản nợ lớn, tài chính kiệt quệ. Bây giờ, kinh tế của họ đã vững nên muốn nhận lại con. Sự thật là cha mẹ ruột của Ánh Dương bị áp lực bởi mọi người xung quanh vì không có con trai. Họ đã sinh 3 người con gái, đến Ánh Dương vẫn là con gái nên họ quyết định bỏ đi con gái út.
Ông Sùng Dương trầm ngâm nói: "Nếu Ánh Dương muốn quay về sống với anh chị, tôi sẽ ủng hộ, không bao giờ ngăn cản. Còn số tiền này, tôi không nhận dù chỉ là một xu".
Về Ánh Dương, từ lâu cô đã biết câu chuyện nên khá bình tĩnh khi đối mặt với cha mẹ ruột. Cô từ chối họ không chút do dự: "Tôi chỉ có cha mẹ duy nhất là người đã nuôi nấng tôi trong suốt những năm qua. Mong 2 người nhanh chóng rời đi, đừng tìm tôi nữa".
Nghe vậy, ông Sùng Dương vô cùng cảm động. Còn cha mẹ ruột của cô biết không thể thuyết phục được nên đành bỏ cuộc và rời đi.
Cuộc tái ngộ bất ngờ
Năm 2015, chị gái ruột của Ánh Dương liên lạc với cô và nói rằng cô đã tham gia một chương trình truyền hình mang tên "China Dream Show" và cần sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Chị muốn cô tham gia cùng.
Sau khi từ chối nhận cha mẹ ruột vài năm trước, cô không hề liên lạc với cha mẹ ruột của mình. Nhưng còn chị ruột, cô thấy các chị không có lỗi trong chuyện năm xưa nên thi thoảng vẫn trò chuyện.
Không ngờ hôm tới đài truyền hình, cô lại là nhân vật chính, được hội ngộ với gia đình. Khi người dẫn chương trình hỏi tại sao cô không nhận cha mẹ ruột nhưng vẫn nhận các chị gái, Ánh Dương bình tĩnh trả lời: "Tôi không khó chịu khi gọi các chị, các chị cũng như tôi, đều là những đứa trẻ hồn nhiên và không hề có lỗi".
Sau đó, cha mẹ ruột của Ánh Dương bước lên sân khấu, nghẹn ngào ôm cô, nói lời xin lỗi. Cảnh tượng đó khiến nhiều người rơi nước mắt. Tuy nhiên, dù họ có thuyết phục cô thế nào thì thái độ của Sùng Dương vẫn rất rõ ràng: Cô không muốn nhận ra người thân của mình.
"Lúc tôi cần cha mẹ ruột thì họ bỏ rơi rôi, dù họ chỉ cách nơi tôi sống vài km. Tại sao suốt những năm tháng qua, họ không đến thăm tôi. Tôi không coi họ là cha mẹ của mình, trước và sau vẫn thế", cô kiên quyết. Cha mẹ ruột của cô khóc lóc, giãi bày trên sân khấu nhưng Ánh Dương không hề cảm động, chỉ cười nhẹ.
Sau khi câu chuyện được phát sóng, nhiều người ủng hộ quyết định của cô những cũng không ít người phản đối. Họ cho rằng dù sao đi nữa, cha mẹ của cô đã hối hận và muốn nhận lại cô, cô cũng nên đồng ý, không nên phũ phàng bỏ đi người thân ruột thịt. Hơn nữa, cha mẹ ruột đưa cho cha cô số tiền lớn như vậy cũng chứng tỏ họ có nghĩa tình, biết trước biết sau. Cô hành xử như vậy là quá lạnh lùng, tàn nhẫn.
Những cũng có người ngợi khen Ánh Dương sống lý trí, tỉnh táo . Đối với cô, mối quan hệ của cô với cha mẹ ruột đã bị cắt đứt khi họ bỏ rơi cô. Họ đã cho cô cuộc sống, nhưng cũng từ bỏ cuộc sống của cô. Nếu cha mẹ nuôi của cô không đưa cô về nhà thì trên đời sẽ không có Ánh Dương. Cuộc sống thứ hai của cô là do cha mẹ nuôi ban tặng.
***
Sau này, Ánh Dương trở về Trung Quốc sau khi học xong. Cô đón cha tới Thượng Hải sống cùng, công việc thuận lợi nên cuộc sống 2 cha con rất đủ đầy. Vài năm sau, cô kết hôn và mời cha đến sống cùng. Đối với cô, ơn nuôi dưỡng từ lâu đã lớn hơn ơn sinh thành. Tình yêu thương mà cha mẹ nuôi dành cho cô bao năm qua không thể đo được bằng tiền.
Theo Toutiao