Ung thư vú có thể xuất phát từ nguyên nhân bất ngờ này
Một nhà báo nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) Quan Jiali sau khi biết mất một thời gian dài mới đây đã trở lại và cho biết, lý do mình im lặng trong thời gian qua là chồng của cô mới qua đời vì ung thư não. Không chỉ vậy, bản thân cô cũng được chẩn đoán mắc ung thư vú.
Cụ thể, Quan Jiali cho biết chồng cô trước đó đã được chẩn đoán có 6 khối u trong não và các tế bào ung thư đã di căn. Từ thời điểm phát hiện đến khi qua đời chỉ vỏn vẹn trong vòng nửa năm. Điều này đã khiến Quan Jiali bị sốc và sức khỏe tinh thần suy kiệt.
Chỉ một tháng sau, cô cũng nhận chẩn đoán mắc ung thư vú. Các bác sĩ sau đó đã nói với Jiali rằng, tế bào ung thư của cô phát triển nhanh 90% đến từ nguyên nhân căng thẳng quá mức. May mắn, các tế bào ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm nên có thể dễ dàng điều trị.
Từ đó trở đi, cô bắt đầu chú ý đến cảm xúc của mình cũng như chăm lo về sức khỏe.
Theo cô, việc “chữa lành trái tim” nghe thì có vẻ trừu tượng nhưng việc thực hiện hoàn toàn được cụ thể hoá. Bệnh tật và cảm xúc luôn có một mối liên quan nhất định.
Trong một nghiên cứu về ung thư vú của Viện Y học cổ truyền Trung Quốc thuộc Bộ Y tế nước này cho biết, 40% bệnh nhân ung thư vú có các vấn đề về tâm lý như mệt mỏi, đau khổ, buồn bã tuyệt vọng; 10% trong số đó có vấn đề trầm cảm nghiêm trọng.
Lobsang Jiacan, cựu bác sĩ nghiên cứu tại Trường Y Harvard (Mỹ) và là chuyên gia nổi tiếng về tâm lý học chia sẻ:
“Khi ở trong bệnh viện, tôi thường quan sát phòng chờ của các khoa khác nhau và nhận thấy bệnh nhân ở đó có tính cách giống nhau. Ví dụ bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa thường dễ căng thẳng, lo lắng. Những người mắc bệnh về tim mạch thường thiếu kiên nhẫn, dễ nổi nóng.”
Đối với các bệnh nhân ung thư vú, bác sĩ Lausanne cũng cho biết, những bệnh nhân có vấn đề về ngực như ung thư vú và ung thư biểu mô tuyến phổi dường như có một điểm chung, đó là “trong lòng có vấn đề bất an”.
Đâu là cách giảm thiểu tình trạng căng thẳng, bảo vệ sức khoẻ tinh thần?
Bác sĩ Lobsang Chican tin rằng, để ngăn ngừa ung thư một cách tối ưu, ngoài việc chú ý đến môi trường bên ngoài và những thói quen sinh hoạt không tốt của cá nhân, việc giải phóng “chất độc” trong tim cũng là chìa khóa.
Bác sĩ khuyên mỗi người nên dành ra 5, 10 phút hoặc nửa giờ mỗi ngày để tĩnh tâm, thiền định. Sự tức giận, lo âu, sợ hãi… tích tụ có thể dẫn đến rối loạn trong lưu thông khí huyết. Khi có thời gian tĩnh tâm, hầu hết các cơ và cơ quan nội tạng sẽ ở trạng thái thư giãn, hơi thở sâu và dài thuận lợi cho việc lưu thông máu ở mọi bộ phận trong cơ thể.
Ngoài ngồi thiền, sức khoẻ tinh thần cũng có thể cải thiện bằng cách thiết lập những mối quan hệ tích cực, lành mạnh, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng. Đây là điều một nghiên cứu kéo dài 85 năm của các nhà nghiên cứu thuộc đại học Harvard đã phát hiện.
Căng thẳng kéo dài là tiền thân của các bệnh mãn tính, viêm nhiễm, suy kiệt về sức khoẻ và thậm chí là mầm mống của ung thư... Chính điều này dẫn đến sự tương quan giữa căng thẳng về tinh thần và sức khoẻ thể chất cũng như tuổi thọ.
Theo, Leslie Kenny, người đồng sáng lập Dự án về tuổi thọ Oxford cũng cho biết, sau khi nghiên cứu về vùng xanh (blue zones) - những vùng đất có tuổi thọ trung bình cao và khoẻ mạnh nhất trên thế giới, phát hiện ra đây cũng là những nơi mọi người tập trung vào các kết nối xã hội.
Làm gì để ngăn ngừa ung thư vú?
Các yếu tố gây ra ung thư vú có thể chia thành yếu tố bẩm sinh (nồng độ hormone, di truyền...) và các yếu tố nguy cơ về lối sống thường ngày. Chúng ta có thể giảm nguy cơ ung thư vú thông qua lối sống lành mạnh hơn.
1. Thường xuyên vận động
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi trong lối sống của con người, con người thường ngồi một chỗ khi làm việc và thư giãn. Tuy nhiên, ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong, điều này đã được ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục lâu dài có thể tạo ra môi trường ức chế ung thư trong cơ thể, giảm tỷ lệ mắc ít nhất 13 loại ung thư. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chọn một phương pháp tập luyện thích hợp nhất, không cần vất vả và nặng nhọc nhưng phải kiên trì.
2. Thói quen ăn uống lành mạnh
Thông qua phân tích toàn diện kết quả của hơn 10 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phụ nữ ăn nhiều rau hoặc trái cây hơn có thể giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
Ví dụ, phụ nữ ăn nhiều rau như súp lơ, bắp cải và bông cải xanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tái phát của ung thư vú. Vitamin C, carotenoid và polyphenol trong những loại rau này có thể có tác dụng chống ung thư quan trọng. Mỗi người nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây tươi mỗi ngày.
Sử dụng rượu bia lâu dài có thể làm suy giảm chức năng gan, giảm lượng estrogen bất hoạt, tăng nồng độ estrogen trong máu; béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, chủ yếu do ảnh hưởng đến nồng độ các hormone trong cơ thể như estrogen, Insulin, cả hai cấp độ.
3. Sàng lọc
Việc sàng lọc trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi và những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Mỗi phụ nữ nên tự kiểm tra thường xuyên ngực của mình để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề.Ngoài việc tự kiểm tra, các phương pháp được khuyến nghị chính thức là chụp nhũ ảnh (mammography) và chụp cộng hưởng từ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như u vú, tiết dịch núm vú, hạch nách to,… thì đừng tự ý phán xét hay lo lắng mà hãy đến các trung tâm y tế để có được sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia.
Nguồn: edh.tw
Phạm Trang