Khổ từ nhỏ đến già
Bà Vương Thiển Thiển sinh ra trong một gia đình nông thôn bình thường, không mấy khá giả ở Trung Quốc thế hệ trước.
Thủa nhỏ, bà phải chịu nhiều vất vả vì là con gái trong tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của cha mẹ. Hơn nữa, bà cũng không có nhiều sức khoẻ như đàn ông nên không thể phụ gia đình quá nhiều, mà chỉ tạo thêm gánh nặng cho họ.
Vậy nên, từ khi còn là đứa trẻ, bà Vương đã nhạy cảm, biết cúi đầu để sống. Bà luôn nhường nhịn mọi người, không tranh, không giành với các anh chị em.
Vì tuổi thơ cơ cực, nên sức khoẻ của bà luôn không tốt, bà bị suy dinh dưỡng, gầy gò nhưng mỗi ngày vẫn phải chăm chỉ làm việc cố gắng. Cuộc sống cứ trôi qua mãi đến khi bà kết hôn thì mọi thứ mới tốt hơn.
Bà và chồng có với nhau 2 người con, nhưng bất hạnh thay cả hai đều mất từ khi còn nhỏ. Dù buồn khổ nhưng vợ chồng bà vẫn dựa vào nhau để sống qua ngày.
Tuy nhiên, chỉ vài năm chồng bà cũng qua đời vì tai nạn lao động, từ đó bà chỉ còn một mình trên đời, bơ vơ với cuộc sống và cô đơn cùng tuổi già.
Sau khi cải cách thay đổi chính sách, cuộc sống ở quê của bà dần trở nên tốt hơn. Ngoài sự giúp đỡ, yêu thương từ bà con làng xóm, mỗi tháng bà sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Uỷ ban địa phương với số tiền cố định cùng các nhu yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, bà Vương vẫn giữ nguyên cuộc sống khi xưa, mỗi ngày ăn dưa chua chứ không thay đổi. Khi được dân làng quan tâm hỏi tại sao không mua thức ăn cải thiện cuộc sống, bà nói rằng mình đã khổ quen rồi, ăn dưa chua, cháo loãng như một thói quen không thể thiếu trong 3 bữa mỗi ngày.
Hơn nữa, bà Vương luôn tiết kiệm và không tiêu pha bất kỳ đồng nào. Bà không bao giờ mua quần áo cho bản thân hay sắm sửa nhà cửa nên ngôi nhà lúc nào cũng trống trải, ảm đạm và thiếu sức sống.
Đặc biệt, theo những người hàng xóm gần bà Vương thật sự rất tiết kiệm không chỉ trong cuộc sống mà với bản thân cũng vậy.
Mỗi khi đau ốm, bị bệnh khó chịu bà cũng không chịu đi khám hay bỏ tiền ra mua thuốc mà luôn một mình chịu đựng. Mọi người cũng không ai khuyên được bà, nên cuối cùng sau nhiều lần bệnh lên bệnh xuống bà cũng đã không qua khỏi, buông xuôi cuộc đời cô đơn, cô độc của mình.
Số tiền khổng lồ phải 3 tiếng mới đếm hết
Sự ra đi của bà Vương khiến dân làng thấy xót xa và thương tiếc. Và vì không còn người thân nào để lo hậu sự nên dân làng đã quyên góp nhau và tổ chức lễ tang chu đáo cho bà.
Tuy nhiên, trong lúc thu dọn nhà cửa, dân làng bất ngờ phát hiện số tiền mặt khổng lồ mà bà giấu kín trong nhiều năm qua.
Dân làng nhanh chóng trình báo lên chính quyền và gọi cảnh sát. Để đếm hết số tiền bà Vương để lại thì chính quyền địa phương đã phải nhờ sức của 6 người và đếm liên tục trong vòng 3 tiếng mới xong.
Tổng số tiền có trong nhà bà Vương lên tới 970.000 NDT (hơn 3,4 tỷ đồng) và hầu hết chúng đều là tiền lẻ. Một số tiền đã có từ nhiều thập kỷ trước nhưng vẫn được bà giữ cẩn thận và nguyên vẹn.
Sự việc xảy ra gây chấn động cho toàn bộ dân làng. Nhiều người thắc mắc không biết tại sao bà cụ tiết kiệm không dám tiêu xài lại sở hữu nhiều tiền tế. Và không biết vì sao bà có tiền lại không đi chữa bệnh để rồi phải ra đi trong đau đớn.
Sau cùng, mọi chuyện đã được sáng tỏ vì suy nghĩ sống và cách sống mà bà Vương đã có ngay từ nhỏ. Bà cố gắng tiết kiếm, sống hài lòng với cảnh nghèo khó, ăn cháo trắng, dưa chua mỗi ngày mà không cho rằng nó là không tốt hay cần thay đổi, cải thiện bữa ăn.
Với bà Vương sự khổ cực chính là một phần của cuộc sống. bà sẵn sàng chịu đựng nó, không tiêu một đồng mà chỉ để dành tiền lại, tích lũy rồi cất đi.
Đối với bà, sự đáng quý nhất là tình làng xóm giản dị, sự che chở cưu mang của họ với bản thân mình. Bà coi tiền tài như “phù du”, cả đời nghèo khổ và cô đơn.
Ứng Hà Chi