Giá nhà tăng phi mã: Nên tiết kiệm, vay nợ mua nhà, gánh áp lực tài chính HAY mặc kệ, tận hưởng ‘tới bến tới bờ’ trước?

Thứ tư, 26/02/2025 - 13:13

Nhiều bạn trẻ mắc kẹt trong hai thái cực tài chính: Làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không tích luỹ HOẶC Liều lĩnh vay nợ, mua nhà, chấp nhận gánh nặng tài chính vượt quá khả năng chi trả. Nguồn cơn của hiện thực đều bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính.

Giấc mơ sở hữu nhà ở Việt Nam đang ngày càng xa vời với những người trẻ đi làm. Giá bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã vượt mức 5-7 tỷ đồng cho một căn hộ trung bình, trong khi thu nhập của một người trẻ dù khá giả cũng chỉ xoay quanh 15-30 triệu đồng/tháng. Những câu chuyện "cố gắng làm chăm chỉ 5-10 năm là mua được nhà" giờ đây gần như không còn thực tế.

Nhìn vào hiện trạng này, nhiều bạn trẻ mắc kẹt trong hai thái cực tài chính. Một số chọn cách làm bao nhiêu tiêu hết, không có tích lũy, bởi họ nghĩ rằng giá nhà quá cao, tiết kiệm bao nhiêu cũng không đủ nên tốt nhất là cứ sống thoải mái, tận hưởng hiện tại. Ngược lại, một bộ phận khác lại liều lĩnh vay nợ để mua nhà quá sớm, chấp nhận gánh nặng tài chính vượt quá khả năng chi trả, khiến cuộc sống trở thành vòng xoáy của áp lực và trả nợ. Vấn đề không chỉ nằm ở giá nhà cao mà còn ở việc nhiều người trẻ chưa được trang bị kiến thức tài chính để đối mặt với thực tế này.

Giá nhà tăng phi mã: Nên tiết kiệm, vay nợ mua nhà, gánh áp lực tài chính HAY mặc kệ, tận hưởng ‘tới bến tới bờ’ trước? - Ảnh 1.

Câu chuyện của Hùng là một ví dụ điển hình. Anh chàng 28 tuổi, làm marketing với mức lương 25 triệu/tháng, nhưng lại không có bất kỳ kế hoạch tài chính nào. Vì nghĩ rằng mua nhà là chuyện không thể, Hùng quyết định tiêu tiền thoải mái. Mỗi tháng anh dành 5-7 triệu cho ăn uống, cà phê sang chảnh, chi mạnh tay cho những lần du lịch nước ngoài và mua sắm theo cảm hứng. Sau 5 năm đi làm, tài khoản tiết kiệm của Hùng vẫn chỉ có vài chục triệu, đến khi muốn lập gia đình và nghĩ đến chuyện mua nhà, anh mới nhận ra mình chẳng có đồng nào làm vốn.

Ngược lại, Mai, một cô gái 30 tuổi, lại theo quan điểm "có nhà sớm mới ổn định". Cô quyết định vay ngân hàng 3 tỷ để mua một căn hộ 4 tỷ, với niềm tin rằng chỉ cần đi làm chăm chỉ, khoản vay này hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nhưng khi công ty cắt giảm nhân sự, thu nhập không còn ổn định, cô bắt đầu cảm thấy ngột ngạt vì áp lực trả lãi hàng tháng lên đến 20-25 triệu. Cuộc sống của cô bị bóp nghẹt bởi các khoản nợ, mọi chi tiêu cá nhân đều bị cắt giảm đến mức tối đa. Lẽ ra, nếu có kiến thức tài chính, Mai đã có thể đánh giá được rủi ro trước khi vay mua nhà, có kế hoạch tiết kiệm hợp lý hơn và chuẩn bị được quỹ dự phòng thay vì lao vào một quyết định quá sức.

Những trường hợp như Hùng và Mai không phải hiếm. Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ trẻ lớn lên mà không được dạy cách quản lý tiền bạc. Khi còn nhỏ, họ học toán, học văn, học ngoại ngữ, nhưng không ai dạy họ cách lập kế hoạch tài chính cá nhân, tiết kiệm, đầu tư hay xử lý những rủi ro kinh tế. Nếu từ nhỏ, mọi người được hướng dẫn về quản lý thu nhập, cách tiết kiệm để tiền không mất giá, nguyên tắc đầu tư để gia tăng tài sản hay chiến lược vay nợ thông minh, có lẽ giấc mơ mua nhà của họ đã không quá xa vời như bây giờ.

Giá nhà tăng phi mã: Nên tiết kiệm, vay nợ mua nhà, gánh áp lực tài chính HAY mặc kệ, tận hưởng ‘tới bến tới bờ’ trước? - Ảnh 2.

Chính vì thiếu những bài học quan trọng này mà hiện nay, những chương trình dạy tài chính thực tế đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Trong đó phải kể tới chương trình truyền hình Vũ Trụ Đồng Tiền, một show về tài chính cá nhân nhưng lại không hề khô khan hay khó hiểu. Nếu như trước đây, người ta nghĩ đến tài chính là hình dung cảnh một chuyên gia mặc vest đứng giảng bài về lãi suất và đầu tư, thì giờ đây, chương trình này biến những kiến thức tưởng chừng khó nhằn thành những tình huống thực tế đầy hấp dẫn. Người chơi phải đối mặt với những câu hỏi rất đời thường như: "Nếu có 10 triệu, bạn sẽ tiết kiệm, đầu tư hay tiêu hết?" hay "Nếu mất việc, bạn sẽ làm gì để không rơi vào khủng hoảng tài chính?"

Không chỉ giúp khán giả tiếp cận kiến thức tài chính một cách gần gũi, chương trình còn tạo ra một sức hút mạnh mẽ khi đạt top 1 rating truyền hình, 250 triệu lượt xem trên mạng xã hội. Đánh trúng tâm lý giới trẻ: Mang lại một thứ mà họ thực sự cần – những kỹ năng tài chính thực tế để ứng phó với biến động kinh tế. Người trẻ có thể không đủ khả năng mua nhà ngay bây giờ, nhưng nếu có chiến lược tài chính thông minh, họ hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho tương lai một cách vững chắc, ngay cả khi đối mặt với những khó khăn như giá nhà tăng vọt hay tình trạng cắt giảm nhân sự.

Giá nhà tăng phi mã: Nên tiết kiệm, vay nợ mua nhà, gánh áp lực tài chính HAY mặc kệ, tận hưởng ‘tới bến tới bờ’ trước? - Ảnh 3.

Chủ nhân giải thưởng 1 tỷ đồng của gameshow Vũ trụ đồng tiền (mùa 1).

Việc phổ cập kiến thức tài chính thông qua truyền hình có tác động mạnh mẽ hơn nhiều so với những khóa học lý thuyết trên sách vở. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để đọc một cuốn sách dày cộp về tài chính cá nhân, nhưng ai cũng có thể ngồi xem một chương trình truyền hình sinh động mà vẫn thu nạp được kiến thức. Nhờ cách tiếp cận này, tài chính không còn là thứ chỉ dành cho dân kinh tế hay những người có tiền, mà trở thành một kỹ năng sống cần thiết cho tất cả mọi người.

Giá nhà có thể tiếp tục tăng, kinh tế có thể còn nhiều biến động, nhưng nếu người trẻ có đủ kiến thức tài chính từ sớm, họ sẽ không còn mắc kẹt trong những sai lầm như tiêu sạch lương hàng tháng hay ôm khoản nợ khổng lồ quá sức chi trả. Biết cách quản lý tiền bạc không giúp ai đó mua nhà ngay lập tức, nhưng chắc chắn sẽ giúp họ có một tương lai tài chính vững vàng hơn.

Diệu Đan