Thực tế tại Việt Nam, không chỉ có các tòa nhà thương mại mà các khu công nghiệp cũng đang chuyển dịch sang xu hướng xanh hóa. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khu công nghiệp truyền thống đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh, trong khi các khu công nghiệp phát triển theo hướng thân thiện với môi trường ngày càng có sức hút trong mắt các nhà đầu tư. Để tăng khả năng hút vốn, đến năm 2030, 40-50% địa phương sẽ có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện có thành khu công nghiệp xanh.
Phiên thảo luân với chủ đề "Phát Triển Công Trình Xanh: Chuyển Biến Từ Chính Sách Đến Hành Động Thực Tiễn" tại Tại Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, đại diện Sika Việt Nam đã chia sẻ về “Các giải pháp toàn diện cho dự án công nghiệp". Theo Sika, khả năng ứng dụng đa dạng các lĩnh vực, đáp ứng mọi nhu cầu xây mới và sửa chữa từ móng đến mái; áp dụng các tiêu chí sử dụng vật liệu xanh giúp công trình đạt chuẩn xanh theo các tiêu chí quốc tế và trong nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xanh hóa nhà xưởng của doanh nghiệp một cách hiệu quả..., đều đã được áp dụng.
Tuy nhiên, hệ thống phủ sàn cho các nhà máy công nghiệp là một trong những hạng mục thách thức nhất trong xây dựng. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà mỗi loại sàn sẽ cần một giải pháp đáp ứng những yêu cầu cụ thể của lĩnh vực công nghiệp đó. Cũng trong phần trình bày, doanh nghiệp còn giới thiệu các giải pháp đạt tiêu chuẩn nhãn xanh, thân thiện với môi trường, góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon, giảm thiểu phát thải nhờ tuổi thọ cho công trình. Ví dụ như giải pháp sàn Sika® Ucrete® - sàn bền chắc nhất thế giới kể từ năm 1969. Nổi bật nhất là khả năng chống va đập nhờ hấp thụ năng lượng gấp 12 lần so với bê tông 50MPa. Vì thế, ngay cả khi xảy ra va đập mạnh như thùng thép rơi khỏi dây chuyền sản xuất, sàn nhà máy vẫn không bị nứt hay bong tróc. Hay giải pháp sàn Sika® ESD với ưu điểm kháng tĩnh điện, liền mạch, dễ dàng làm sạch và sửa chữa nên thường sử dụng cho sàn cần chống tĩnh điện như các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
Theo ông Jacobo Perez Polaino, Tổng Giám đốc của Sika Việt Nam, nước ta có đủ các công nghệ để phát triển công trình xanh. Ông tin rằng đây là một thông điệp quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu bền vững. Ông chỉ ra hai lợi ích chính của các công trình xanh: những lợi ích ngắn hạn như tiết kiệm và tối ưu hóa năng lượng, và những lợi ích ít thấy hơn, như quản lý nước hiệu quả, tăng độ bền và giảm CO2 trong vật liệu xây dựng.
Ông nhấn mạnh rằng để thúc đẩy thị trường phát triển, chúng ta không chỉ cần đáp ứng các nhu cầu trực tiếp mà còn cần phát triển các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như hệ thống nhãn xanh mới và quản lý chi phí. Đơn cử, trên toàn cầu, Sika đã đi tiên phong trong việc sử dụng vật liệu tái chế; tại Việt Nam, vữa do Sika sản xuất có chứa 25-30% vật liệu tái chế, và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng. Điều này cho thấy công nghệ sản xuất vật liệu xanh là một xu hướng tất yếu và Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp với những công nghệ mới này.
Ngọc Tú (tổng hợp)