
Thẻ tín dụng không phải là một phần thu nhập tăng thêm
"Sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm và mua căn nhà đầu tiên, tôi quyết định đã đến lúc phải có thẻ tín dụng đầu tiên. Khi đã có thẻ - và hạn mức tín dụng vững chắc - trong tay, tôi đã hình dung ra cách tôi sẽ sử dụng thẻ đó để hoàn thành việc trang bị nội thất cho căn hộ mới của mình, mua vé máy bay hoặc trang trải bữa sáng muộn vào Chủ nhật" – Jennifer chia sẻ.

Hãy luôn ghi nhớ rằng thẻ tín dụng không phải là một khoản thu nhập tăng thêm
Cô tình cờ trò chuyện với bố của mình về chiếc thẻ. Thế nhưng điều Jennifer không ngờ tới là phản ứng của bố cô lại chẳng mấy vui vẻ. "Thẻ tín dụng? Đó là con đường dẫn đến nợ nần nhanh nhất! Bạn phải xử lý thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm" – bố Jennifer nói với cô.
Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang New York, nợ thẻ tín dụng đạt mức cao nhất mọi thời đại với hơn 1 nghìn tỷ USD. Vì vậy, bố của Jennifer đã không sai: Người Mỹ đang gánh khoản nợ thẻ tín dụng cao nhất từ trước đến nay và phải trả lãi suất cao đi kèm với điều đó. Sau cuộc trò chuyện, bố Jennifer đã cho cô 3 lời khuyên về sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm. Và 20 năm sau, Jennifer vẫn biết rằng những lời khuyên đó thật giá trị và may mắn thay, cô đã thực hiện nó một cách nghiêm túc.
"Bố tôi đã dạy tôi rằng thẻ tín dụng không phải là một phần thu nhập tăng thêm - đó là khoản nợ mà ngân hàng mong muốn bạn hoàn trả cho họ. Khi tôi nhận được thẻ đầu tiên, ông ấy bảo tôi hãy mua hàng trong tầm kiểm soát và cố gắng không để nợ nần. Ông ấy cũng cảnh báo tôi không bao giờ được thanh toán trễ và sử dụng thẻ tín dụng của mình một cách có trách nhiệm" – Jennifer nhớ như in những lời khuyên của bố.
Bí quyết quản lý để thẻ tín dụng không trở thành "con dao hai lưỡi", nhất định phải 'nắm đằng chuôi'
Với khả tăng "tiêu trước trả sau", thẻ tín dụng rất dễ trở thành "con dao hai lưỡi" nếu người dùng không thận trọng và tỉnh táo trong cách chi tiêu và tất toán nợ. Sau đây là những bí quyết để bạn có thể quản lý được tấm thẻ trong tay mình:
Bắt đầu với mức phí có thể quản lý được

Tính toán chi tiêu một cách hợp lý sẽ giúp bạn quản lý chiếc thẻ tín dụng của mình
Hãy hiểu rằng thẻ tín dụng không phải là phần mở rộng thu nhập của bạn. Đó là khoản tín dụng gia hạn mà tổ chức phát hành thẻ tín dụng mong đợi bạn trả lại. Bởi vậy, khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua một món hàng mà bạn thực sự không đủ khả năng chi trả, cuối cùng bạn sẽ mang số dư đó lâu hơn và chứng kiến số tiền đó tăng lên do lãi suất.
Ví dụ: Khi mua một món đồ mới, thay vì ghi nó vào thẻ tín dụng và thực hiện một loạt các khoản thanh toán hàng tháng để trả hết, hay đã theo dõi nó cho đến khi nó được giảm giá (giảm giá 40% vào Black Friday) và mua nó bằng tiền mặt.
Thanh toán số dư hàng tháng
Cách tối ưu để sử dụng thẻ tín dụng là thanh toán số dư hàng tháng để bạn không mắc nợ. Với hầu hết lãi suất thẻ tín dụng đều ở mức hai con số, việc mang theo số dư hàng tháng thực sự khiến bạn tốn tiền.

Đừng quên thanh toán số dư thẻ hàng tháng đúng hạn
Ngoài ra, khi bạn thanh toán số dư thẻ hàng tháng, tỷ lệ sử dụng tín dụng của bạn vẫn ở mức thấp, điều này có tác động tích cực đến tín dụng của bạn. Nếu mức sử dụng của bạn trên 30%, điều đó có thể có tác động tiêu cực đến điểm tín dụng mà bạn sở hữu.
Không bao giờ trả muộn
Khi các hóa đơn thẻ tín dụng bắt đầu xuất hiện hàng tháng, bạn phải làm một việc: thanh toán ít nhất số tiền tối thiểu đến hạn trước ngày đến hạn. Hãy thực sự nghiêm túc về khoản tín dụng của mình. Khi thanh toán trễ, bạn có thể bị tính phí trễ hạn cộng với tiền lãi trên số dư chưa thanh toán. Thanh toán trễ cũng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
Khi tạo tài khoản trực tuyến, bạn có thể thiết lập thông báo bằng văn bản hoặc email miễn phí để thông báo cho bạn vài ngày trước khi hóa đơn đến hạn. Hoặc, nếu bạn quản lý tốt việc chi tiêu của mình, hãy tiến thêm một bước nữa bằng cách đăng ký thanh toán tự động để không bao giờ phải lo lắng về việc bị trễ.
Theo BI
Trang Đào