Mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối, tôi đau đớn nhận ra: 3 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh là "đồng phạm" gây ung thư

Thứ ba, 20/05/2025 - 10:22

Những thực phẩm bị bạn lãng quên trong góc tủ lạnh có thể đang âm thầm biến chất.

Ông Lý năm nay 58 tuổi ở Trung Quốc. Năm ngoái, thỉnh thoảng ông bị đi ngoài phân đen, nhưng các triệu chứng không xảy ra thường xuyên nên ông không coi trọng. Tháng trước, phân của ông Lý có màu đen trong suốt một tuần, khiến ông cảm thấy có điều gì đó không ổn. Ông đến bệnh viện để kiểm tra và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Điều này thật khó để ông chấp nhận. Làm sao ông có thể đột nhiên bị ung thư dạ dày, lại còn là giai đoạn cuối? Sau khi tìm hiểu về tiền sử bệnh, bác sĩ tin rằng nguyên nhân phần lớn là do thói quen ăn uống không lành mạnh lâu dài của ông Lý.

Mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối, tôi đau đớn nhận ra: 3 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh là "đồng phạm" gây ung thư- Ảnh 1.

Ông Lý là người rất tiết kiệm. Ông không muốn vứt bỏ đồ ăn thừa và luôn để chúng vào tủ lạnh để ăn vào các bữa sau đó. Theo ông, tủ lạnh đóng vai trò như một “két an toàn” cho thực phẩm.

Tuy nhiên, chính thói quen này có thể đã trở thành đồng phạm gây ra căn bệnh ung thư của ông!

3 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh là "đồng phạm" gây ung thư

1. Salad để qua đêm: Đĩa nuôi cấy vi khuẩn

Nếu thực phẩm không được tiệt trùng ở nhiệt độ cao và để quá 8 giờ, hàm lượng nitrit sẽ tăng mạnh. Đặc biệt đối với các món ăn lạnh làm từ trứng và các sản phẩm từ đậu nành, tốc độ sinh sản của vi khuẩn Staphylococcus aureus là không thể tưởng tượng được.

Do đó, với các món ăn nguội nên được chế biến và ăn ngay, và bất kỳ thức ăn nào còn dư phải được bỏ đi trong vòng 4 giờ.

Mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối, tôi đau đớn nhận ra: 3 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh là "đồng phạm" gây ung thư- Ảnh 2.

2. Thịt rã đông nhiều lần: chất khuếch đại độc tố

Mỗi lần thịt đông lạnh được rã đông, số lượng vi khuẩn lại tăng theo cấp số nhân. Các thí nghiệm cho thấy hàm lượng aflatoxin trong thịt được rã đông ba lần có thể cao gấp 20 lần so với lần đông lạnh đầu tiên.

Vì vậy, bạn nên chia thịt thành từng phần nhỏ và đông lạnh, khi cần, dùng trong vòng 24 giờ sau khi rã đông.

3. Trái cây mốc: bom gây ung thư

Nhiều người nghĩ rằng họ có thể ăn quả bằng cách cắt bỏ phần mốc, thối hỏng, nhưng thực tế là sợi nấm mốc đã xâm nhập vào toàn bộ quả. Đặc biệt đối với các loại trái cây như táo và lê, patulin do nấm mốc tạo ra có khả năng chịu được nhiệt độ cao và không thể loại bỏ bằng cách vệ sinh thông thường.

Nếu phát hiện nấm mốc, hãy loại bỏ toàn bộ quả ngay lập tức.

Cách sử dụng tủ lạnh đúng cách

1. Bảo quản thực phẩm sống và chín theo từng lớp

Đặt thực phẩm đã nấu chín và sẵn sàng để ăn ở ngăn trên và thịt tươi ở ngăn dưới. Sử dụng hộp kín để tránh lây nhiễm chéo và không bao giờ gói chúng chỉ trong túi nhựa.

2. Vệ sinh và khử trùng thường xuyên

Lau sạch dải niêm phong bằng cồn 70% mỗi tháng và vệ sinh sạch sẽ cũng như rã đông hàng quý. Đặc biệt chú ý đến những điểm mù vệ sinh như giá để trứng và hộp đựng trái cây, rau củ.

3. Kiểm soát nhiệt độ chính xác

Tủ lạnh nên được giữ ở nhiệt độ dưới 4 độ C và tủ đông ở nhiệt độ dưới -18 độ C. Không nên đựng quá đầy, hãy chừa lại một phần ba không gian để đảm bảo không khí lạnh được lưu thông.

Nguồn và ảnh: Sohu

Mỹ Diệu