Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị

Thứ bảy, 30/11/2024 - 22:25

Để có nhan sắc xinh đẹp, trẻ trung như vậy, Đồng Lệ Á áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt, sử dụng 1 loại gia vị quen thuộc vào chế độ ăn.

Được mệnh danh là "mỹ nhân Tân Cương", Đồng Lệ Á luôn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp thanh tao và vóc dáng hoàn hảo. Cô từng đánh bại những mỹ nhân đình đám như Phạm Băng Băng, Lưu Diệc Phi để trở thành nữ thần Kim Ưng 2016 (Trung Quốc).

Dẫu vậy, cuộc sống hôn nhân của cô lại không suôn sẻ. Sau hơn 10 lần tha thứ cho chồng ngoại tình, cuối cùng Đồng Lệ Á vẫn quyết định ly hôn, tập trung chăm sóc bản thân và sự nghiệp.

Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị- Ảnh 1.

Nhan sắc xinh đẹp của mỹ nhân Đồng Lệ Á.

Sinh năm 1984, đến nay đã 40 tuổi thế nhưng Đồng Lệ Á vẫn nổi bật với gương mặt sắc sảo, đôi mắt cuốn hút. Trông cô trẻ trung đến mức nhiều người phải khen ngợi cô trẻ trung như thiếu nữ.

Cách đây vài tháng, nữ diễn viên xuất hiện trong sự kiện quốc tế Cannes, nữ diễn viên đã gây sốt khi khoe vóc dáng nuột nà, diện mạo trẻ trung. Tình trạng làn da của cô đầy đặn, mịn màng, không chảy xệ.

Để có nhan sắc xinh đẹp, trẻ trung như vậy, Đồng Lệ Á áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt, sử dụng 1 loại gia vị quen thuộc vào chế độ ăn.

Bí quyết giữ vóc dáng U40: Luôn mang theo 1 chai giấm bên mình

Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị- Ảnh 2.
Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị- Ảnh 3.
Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị- Ảnh 4.
Mỹ nhân Tân Cương có vẻ đẹp thoát tục nhưng vẫn bị chồng "cắm sừng": Tuổi 40 mà nhan sắc tựa thiếu nữ nhờ 1 loại gia vị- Ảnh 5.

Đồng Lệ Á có thói quen ăn rau chấm giấm trong suốt hơn 10 năm qua. Người đẹp luôn mang theo giấm trong túi xách và dùng nó trong mọi bữa ăn. Loại giấm cô yêu thích là giấm đen truyền thống của Trung Quốc, được làm từ gạo lứt hoặc lúa mì đen, nổi tiếng với hương vị độc đáo và nhiều lợi ích sức khỏe.

Đồng Lệ Á tin rằng ăn giấm cùng rau xanh không chỉ giúp kiểm soát cơn đói mà còn tăng cường sức khỏe, làn da và vóc dáng.

Ngoài ra, Đồng Lệ Á luôn tự nấu ăn để kiểm soát lượng dầu, muối, đường trong thức ăn. Thay vì ăn no ba bữa, cô chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế cảm giác thèm ăn. Thịt gà, cá, tôm và ngũ cốc nguyên hạt là những món ăn quen thuộc của cô. Cô giảm tối đa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất béo.

9fb296705b9da69dad67080f96238ffc.jpg

Giấm, đặc biệt là giấm táo và giấm đen, không chỉ là một gia vị quen thuộc mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

- Giấm giúp giảm cân

Một nghiên cứu đăng trên Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry (2009) cho thấy uống giấm hằng ngày có thể giúp giảm mỡ cơ thể, vòng eo và chỉ số BMI ở người thừa cân. Axit axetic trong giấm có tác dụng ức chế sự tích trữ chất béo, tăng cảm giác no, từ đó giúp giảm lượng calo tiêu thụ

- Giấm có thể ổn định đường huyết

Giấm có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết sau ăn. Theo nghiên cứu trên Diabetes Care (2004), giấm giúp giảm tới 34% lượng đường trong máu khi tiêu thụ cùng bữa ăn chứa carbohydrate.

- Hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột

Một số loại giấm (như giấm táo thô) chứa vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Axit axetic kích thích sản xuất enzym tiêu hóa, cải thiện hấp thụ dinh dưỡng.

- Chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch

Giấm đen chứa nhiều polyphenol – chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gốc tự do và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Lưu ý và cách sử dụng giấm an toàn, hiệu quả

1. Không dùng quá liều: Tiêu thụ giấm quá nhiều có thể gây mất cân bằng axit-bazơ, giảm mật độ xương hoặc hạ kali máu.

1665686861751.jpg

2. Người bị bệnh dạ dày: Những người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc trào ngược axit nên hạn chế dùng giấm, hoặc cần pha loãng kỹ.

3. Tương tác thuốc: Giấm có thể ảnh hưởng đến thuốc tiểu đường hoặc thuốc lợi tiểu. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc.

4. Kết hợp trong bữa ăn:

- Chấm thực phẩm: Sử dụng giấm để chấm rau củ hoặc làm nước sốt salad.

- Gia vị chế biến: Giấm giúp món ăn thêm hương vị và giảm nhu cầu sử dụng muối.

Đậu Đậu