Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển

Chủ nhật, 29/09/2024 - 14:13

Sự kiện ẩm thực món ngon Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên đã đưa thực khách dong duổi qua khắp vùng quê duyên hải miền Trung, chìm đắm vào các tầng hương vị của miền thôn dã, cảm nhận sự mộc mạc, bình dị của tình quê - tình người xứ biển.

Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên - Những miền đất quen thuộc và thân thương này không chỉ được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của biển, của rừng của những làng quê thanh bình, hữu tình mà còn vô cùng phong phú với các sản vật đặc trưng của từng xứ sở, cùng với đôi tay chịu thương chịu khó, chắt chiu và khéo léo của con người miền Trung làm nên những món ăn ngọn đậm đà, thơm thảo và góp thêm nét riêng độc đáo cho nền ẩm thực Việt.

Ai đã từng ghé Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên, chắc hẳn chẳng thể quê những món ăn đặc trưng vùng miền: Bánh tráng mè Bình Định, Nem chả chợ Huyện, Tré rơm, Cá Lị nướng nghệ; hay các món Phú Yên như: Cá ngừ đại dương cuốn cải xanh, Bánh canh hẹ, Bê hấp chấm mắm mực; hay 'phải lòng' món ăn Quảng Ngãi như: Cá bống Sông Trà kho khô và Gà Tam Kỳ nướng tiêu sả Ba Tơ... 

Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 1.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 2.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 3.

Nói về ẩm thực của ba vùng đất dọc duyên hải miền Trung này, nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, người đã từng có dịp đi tìm hiểu và khảo cứu ẩm thực các vùng miền, chia sẻ: Ẩm thực Phú Yên là sự kết hợp của hương vị biển, đồng cỏ và núi rừng, nơi nổi tiếng với các nguyên liệu như cá ngừ đại dương, tôm hùm cũng như các gia vị bản địa gồm hạt đát, lá é và đặc biệt là bông giờ - một loại hoa đặc sản của núi rừng Phú Yên chỉ có vào mùa thu. Hoa có màu tím đẹp, mùi thơm đặc trưng, dùng để nêm canh chua hoặc chiên bánh xèo. Nhắc đến hương vị Phú Yên phải kể đến Bánh canh hẹ, Lẩu gà lá é, Bún bắp - bò một nắng muối kiến...

Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 4.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 5.

Trong khi đó, ẩm thực miền đất võ Bình Định thể hiện sự hào sảng và phong phú của sản vật từ ruộng đồng đến biển cả. Nem tré chợ Huyện, Bún tôm Châu Trúc, Gié bò Tây Sơn, Bánh Hồng, Bánh ít lá gai, Mắm nhum, Bánh tráng dừa Tam Quan … là những đặc sản vang danh của vùng đất này.

Với Quảng Ngãi, nét ẩm thực đặc trưng chính là sự mộc mạc, dân dã với các món ngon được yêu thích như Cá bống sông Trà, Ram bắp, Ram thịt nướng hay Don…Đặc biệt, Quảng Ngãi có nguồn gia vị dồi dào và độc đáo như hành tỏi đảo Lý Sơn, đường phèn, đường phổi, mạch nha hay quế Trà Bồng, tiêu sả.

Tại sự kiện, nghệ sĩ Xuân Hương, một người yêu ẩm thực Việt đã 'trổ tài vào bếp' với món Bánh canh hẹ Phú Yên. Theo chị, món ăn mộc mạc mà tinh tế này thật sự là một tuyệt phẩm hương vị mang tinh thần của vùng đất này, từ sự mộc mạc trong cách chế biến đến sự thanh mát, dịu nhẹ trong hương vị.

Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 6.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 7.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 8.

Sợi bánh canh trong món này thường được làm từ bột gạo hoặc bột lọc, có độ dai vừa phải, với sợi bánh thường nhỏ hơn so với các vùng khác. Nước dùng được nấu từ xương cá hoặc xương heo, nhưng thường là nước dùng nấu từ cá biển để tạo được hương thơm tự nhiên. Điểm nhấn chính của món ăn là lá hẹ hương, một loại rau có hương thơm đặc trưng, được cắt nhỏ và thả vào tô bánh canh. Hẹ không chỉ mang lại màu xanh tươi mát mà còn làm món ăn trở nên thơm ngon hơn. Món này thường được ăn kèm với các loại chả cá hấp và chiên với độ dai, ngọt được chế biến từ cá biển tươi của Phú Yên. Ngoài ra để tăng thêm hương vị, trong món này còn có thịt cá thu, phi lê và lườn cá cờ.

Thêm phần trải nghiệm đặc sắc cho thực khách tham dự sự kiện, bên cạnh các món ngon vốn nổi tiếng được yêu thích của Bình Định như Nem, Tré, đầu bếp Nguyễn Văn Trung sẽ giới thiệu một món độc lạ: Cá Lị nướng nghệ. Cá Lị có thịt trắng, dai, và béo. Loài cá này thường được ngư dân đánh bắt theo phương thức câu hoặc chĩa, đòi hỏi phải là ngư dân thông thạo nghề mới làm được.

Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 9.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 10.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 11.

Với món Cá Lị nướng nghệ, sự kết hợp của gia vị nghệ trong món ăn này không chỉ giúp giảm độ tanh của cá, mà còn tạo thêm hương vị thơm ngon. Hơn thế nữa, đây còn là một 'món ăn bài thuốc' bổ dưỡng để giúp ngăn ngừa lão hóa da. Không đơn thuần là chế biến món ăn, đầu bếp Trung còn mang đến những câu chuyện thú vị về cách ngư dân đánh bắt cá Lị hay nét văn hóa ẩm thực Bình Định qua từng món ăn để thực khách có thể hiểu thêm về con người và sản vật của miền đất này.

Trong đó, có món tráng miệng ngọt ngào cho bữu tiệc miền duyên hải chính là vị Bánh Hồng tao nhã của người Bình Định. Bánh Hồng có nguồn gốc từ thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn. Giống như bánh cốm, bánh phu thê ở miền bắc, Bánh Hồng thường được thưởng thức trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi hay bữa tiệc gia đình ở vùng quê Bình Định và trở thành một món bánh báo tin vui hạnh phúc lứa đôi. Món bánh mộc mạc nhưng hấp dẫn bởi sự dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt thanh xen lẫn độ giòn, béo thơm của dừa sẽ để lại lưu luyến nơi vị giác.

Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 12.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 13.
Nghệ nhân Việt tái hiện bức tranh ẩm thực duyên hải miền Trung giữa lòng Sài Gòn: Mỗi món ăn đều chứa chan nghĩa tình xứ biển- Ảnh 14.

Dạo một vòng ẩm thực miền duyên hải miền Trung, càng thêm yêu, thêm nhớ hương vị của nghĩa tình, của những điều đơn sơ mà nồng đượm nơi mảnh đất sương gió cát trắng, nắng cháy này. Đó cũng chính là cách nhà hàng Mặn Mòi (Thảo Điền) dụng công tổ chức chuỗi sự kiện "Hương vị quê nhà" nhằm lưu giữ, bảo tồn và lan toả hương vị ẩm thực khắp các miền quê của dải đất hình chữ S thân thương này. 

Diệu Đan