5 kiểu ăn uống gây hại cho đường tiêu hoá
1. Dùng nhiều thực phẩm siêu chế biến, thịt nấu ở nhiệt độ cao
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng - bác sĩ khoa tiêu hóa, Bệnh viện kỷ niệm Chang Gung Cơ Long (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, những món nướng tuy rằng có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích nhưng lại có nguy cơ gây ung thư đại trực tràng cao.Bởi khi làm nóng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, đặc biệt đối với phương pháp nướng hoặc chiên sẽ sản sinh một lượng lớn hợp chất amin đa vòng (HCA), có thể gây oxy hóa lipid, protein, axit nucleic và gây tổn thương tế bào.
Cùng với đó, những loại thịt siêu chế biến cũng làm tăng khả năng gây ung thư bởi trong các thực phẩm này chứa một lượng lớn chất phụ gia cũng như đã được chế biến qua ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất. Không chỉ vậy, các loại thịt siêu chế biến còn chứa nhiều axit béo bão hòa, khiến gan tiết ra nhiều dịch mật, được vi khuẩn trong ruột già chuyển hóa thành một dạng axit thứ cấp gây tổn thương niêm mạc ruột.
2. Ăn quá no
Bác sĩ y khoa người Nhật Takuji Shirasawa cho biết, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó để tiêu hóa hết và dẫn đến việc thức ăn tồn đọng lại trong ruột quá lâu, độc tố không được loại bỏ mà tích tụ lâu dài. 70 - 90% bệnh nhân ung thư đại thực trành có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
Việc ăn quá nhiều thường khiến máu lưu thông khắp cơ thể kém do tập trung nhiều ở vùng bụng để phục vụ quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ gây ra hiện tượng phù nề, thiếu năng lượng và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác, dễ làm rối loạn chức năng đường ruột và gây táo bón. Quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng bị trì trệ, dễ gây ra các hiện tượng viêm nhiễm cho cơ thể.
Đặc biệt vào buổi tối, nếu tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm trước thời điểm đi ngủ có thể gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà nếu kéo dài sẽ khiến chất độc tích tụ lượng lớn trong trực tràng, tăng nguy cơ gây ung thư.
3. Ăn quá nhiều tinh bột, đường
Ngoài các loại thịt siêu chế biến, thịt nấu bằng phương pháp nướng, chiên rán... thì việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có lượng tinh bộ và đường cao như cơm trắng, bánh ngọt, bánh mì, các loại nước chứa nhiều đường ... cũng có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa và có thể gây ung thư.
Bởi những thực phẩm có lượng đường cao sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng hệ tiêu hóa, tổn thương niêm mạc trực tràng.
Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng và trực tiếp giữa thực phẩm có lượng đường huyết cao và ung thư đại trực tràng. Điều này là do những thực phẩm này có xu hướng gây kháng insulin nhiều hơn. Insulin và các hormone liên quan sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh của các tế bào ung thư, đặc biệt giảm khả năng sống sót ở những bệnh nhân thừa cân.
Cơm trắng là một trong những thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, cũng không nên loại bỏ hoàn toàn cơm trắng khỏi khẩu phần ăn bởi vẫn mang nhiều dinh dưỡng tuy nhiên nên khống chế số lượng. Nên bổ sung thêm gạo nếp cẩm, gạo đen, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ và các loại ngũ cốc thô và đậu khác vào cơm trắng để hạn chế đường huyết tăng cao.
4. Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá
Lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu... cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
Cùng với đó, rượu bia sẽ làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit, phá hủy niêm mạc, gây viêm loét, tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng cũng như các triệu chứng khác như ợ hơi, đầy chướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn...
Việc hút thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hoành tá tràng...
5. Ăn nhiều đồ mặn, đồ muối chua
Những thực phẩm chứa nhiều muối, lên men như dưa muối, cà muối, trái cây muối… được xác định là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Vì loại thực phẩm này có hàm lượng nitrit cao, sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là 1 chất gây ung thư nguy hiểm dược WHO cảnh báo nhiều lần.
Hơn nữa, khi đã lên men rau củ muối còn chứa axit, khiến dạ dày và trực tràng bị tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là ung thư. Đặc biệt là với rau củ muối xổi, chưa chín kỹ. Ngoài ra, khi chế biến nếu không bảo quản kỹ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho con người.
Làm gì giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
1. Bổ sung lợi khuẩn
Nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn vào thực đơn mỗi này. Với những người hiện đại bận rộn thì những thực phẩm lên men như sữa chua, natto, kombucha... có thể cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, prebiotics một cách hiệu quả. Việc bổ sung lợi khuẩn có thể thay đổi hệ sinh thái của vi khuẩn trong đường tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả cũng như tăng cường khả năng trao đổi chất cho cơ thể.
Có thể bổ sung lợi khuẩn vào khẩu phần mỗi ngày bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ có thể trộn sữa chua cùng salad hay các loại quả mọng, vừa làm tăng hương vị lại bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa chua nên chọn loại ít và không đường, tránh hấp thụ quá nhiều đường cho cơ thể.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Những người béo phì do thói quen ít vận động, nạp vào cơ thể lượng calo quá lớn từ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, carbohydrate... trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong đường ruột, tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Hình thành thói quen tập thể dục với cường độ vừa phải thường xuyên có thể làm giảm vi khuẩn có hại và giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Đồng thời, vận động cũng có thể làm tăng nhu động ruột, ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hoá, tăng lượng máu đến các cơ quan trong hệ tiêu hoá và giúp thức ăn tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn.
Các loại trái cây và rau quả có thể cung cấp đủ chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hoá dễ dàng lưu thông, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng cần thiết cũng như thải bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ cũng là nguồn thực phẩm chứa men vi sinh, giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn trong đường tiêu hóa và duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh.
3. Ăn nhiều trái cây và rau củ
Các loại trái cây và rau quả có thể cung cấp đủ chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hoá dễ dàng lưu thông, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng cần thiết cũng như thải bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ cũng là nguồn thực phẩm chứa men vi sinh, giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn trong đường tiêu hóa và duy trì môi trường đường ruột khỏe mạnh.
4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên
Việc khám sức khoẻ định kỳ có thể phát hiện ra những bất thường sớm trong cơ thể, từ đó có những phương hướng điều trị kịp thời. Ung thư đại trực tràng nói riêng cũng như những loại ung thư khác nếu được phát hiện càng sớm sẽ càng tăng khả năng thành công trong điều trị, giảm những biến chứng sau này.
Không chỉ dựa vào khám, mỗi người cũng cần thường xuyên để ý những thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng như thường xuyên tự theo dõi các chỉ số đơn giản như huyết áp, cân nặng... thay vì phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ.
Nguồn: HK01, ETToday
Phạm Trang