Sáng 19/7, TP.HCM ghi nhận 1.535 trường hợp nhiễm mới,TP Thủ Đức phong tỏa thêm 2 phường
Truyền thông - y tếTNV - Tính từ 19 giờ 30 ngày 18/7 đến 6 giờ ngày 19/7, Thành phố ghi nhận thêm 1.535 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 19/7. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có gần 33.000 trường hợp mắc COVID-19.
Sáng 18/7, TP.HCM ghi nhận 1.756 trường hợp nhiễm mới
Truyền thông - y tếTNV - Tính từ 19 giờ ngày 17/7 đến 6 giờ ngày 18/7, Thành phố ghi nhận thêm 1.756 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 18/7 (BN49230-BN50986). Đồng thời đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 danh sách 626 ca bệnh (BN47905-BN48530) đã được phát hiện trước đó tại các khu cách ly. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 29.000 trường hợp mắc COVID-19.
Vì sao thí điểm cách ly F0 tại nhà sau khi điều trị tại các cơ sở y tế?
Truyền thông - y tếHướng dẫn triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà sau thời gian 10 ngày nằm viện được Bộ Y tế đưa ra dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70-80% trường hợp F0 không có triệu chứng trong thời gian vừa qua. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0.
Giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân COVID-19
Truyền thông - y tếCác trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng, đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, nếu 2 lần xét nghiệm vào ngày thứ 9 và 10 có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp, thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly. Lý do được Bộ Y tế đưa ra là các trường hợp này hầu như không có khả năng lây ra cộng đồng. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.
Thủ tướng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vaccine trong nước sớm nhất
Truyền thông - y tếThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, ưu tiên bố trí nguồn lực để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sớm nhất có thể sử dụng vaccine sản xuất trong nước, kịp thời phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022 có thể sản xuất được vaccine, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định của Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới về việc đánh giá và công nhận.